Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, ông Nguyễn Văn Toàn- đại diện đơn vị thực hiện dự án, cho biết: “Giai đoạn 1, chúng tôi đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Các xe được bố trí tại 82 vị trí của 6 quận Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện từ quý II năm 2022 đến 2023.
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến 2024, dự án mở rộng vùng phục vụ: Tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát, lựa chọn cụ thể”.
Các hệ thống trạm để xe được xây dựng theo các điểm xe buýt, điểm lên xuống tàu điện, gần các trường học, các trung tâm thương mại, du lịch, các vườn hoa công cộng…
Khi sử dụng, người dân sẽ lập tài khoản trên ứng dụng. Hiện nay phương án cho thuê theo giờ: 30 phút /1 lần sử dụng với giá 5.000 đồng, giá thuê cả ngày là 50.000 đồng được 15 lượt, đó là giá cho xe đạp cơ bình thường, người dân có thể trả ở tất cả các trạm của hệ thống.
Hình ảnh xe đạp công cộng sắp được triển khai tại Hà Nội:
Xe đạp là một trong những phương thức vận tải xanh, sạch, thân thiện với môi trường.
Các chi tiết trên xe được thiết kế riêng biệt, cần có những công cụ đặc biệt mới có thể tháo lắp.
Người dân muốn thuê xe đạp chỉ cần tải ứng dụng quét mã QR Code trên điện thoại là có thể sử dụng dịch vụ được ngay.
Tấm pin năng lượng mặt trời được sử dụng sạc cho hệ thống điện của xe
Trên chiếc xe đạp có hệ thống GPS, khung chống gỉ, phanh đĩa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Yên xe có thể được nâng lên hạ xuống dễ dàng tạo thuận tiện cho người sử dụng.
Xe sử dụng lốp không săm.
Chiếc xe này khá bắt mắt, dễ đi và việc sử dụng công nghệ rất dễ dàng