Cán bộ mặt trận TP Hồ Chí Minh về nguồn Côn Đảo ôn lại truyền thống lịch sử

Trong 3 ngày từ 22-24/6, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (UBMTTQ VN) TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho gần 100 cán bộ mặt trận tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước cho các cán bộ.

Chú thích ảnh
Khu di tích lịch sử Côn Đảo không chỉ là một khu di tích lịch sử cách mạng mà còn là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước .

Chị Lê Thị Thu Trà, cán bộ mặt trận quận Tân Bình cho biết, chuyến về nguồn Côn Đảo rất ý nghĩa để giáo dục lý tưởng cách mạng cho các cán bộ mặt trận của thành phố. Thông qua chuyến tham quan, các cán bộ có thể hiểu vì sao Côn Đảo đã trở thành “trường học đấu tranh cách mạng”, “tôi luyện” nhiều thế hệ lãnh đạo và chiến sĩ cách mạng kiên trung năm xưa. Nơi đây còn là một vùng đất thiêng liêng, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.  

Khu di tích lịch sử Côn Đảo có Bảo tàng Côn Đảo, Dinh chúa Đảo, trại giam Phú Sơn, trại giam Phú Hải, trại giam Phú Tường, khu Chuồng cọp kiểu Pháp, Chuồng cọp kiểu Mỹ, Nghĩa trang Hàng Dương, viếng Mộ Cô Sáu và Miếu bà Phi Yến…

Đây là một trong những di tích lớn nhất, lâu đời nhất và đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Trong suốt 113 năm thống trị (1862 - 1975), thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã giam cầm đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ, biến Côn Đảo trở thành “Địa ngục trần gian” khét tiếng. Tuy nhiên cũng chính ở nơi đây, các chiến sĩ cách mạng đã thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ vững khí tiết của người Cộng sản.

Ngày nay, huyện Côn Đảo đã vươn mình đứng dậy, được gìn giữ và dựng xây từng ngày, xứng đáng được bình chọn “top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á” năm 2016 -2017, là đại diện duy nhất của Châu Á nằm trong danh sách “những nơi có nước trong xanh nhất thế giới” năm 2020 và là một trong hai đại diện của Đông Nam Á có mặt trong danh sách 52 điểm đến năm 2021...

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả một số hình ảnh của đoàn công tác mặt trận tại huyện Côn Đảo:

Chú thích ảnh
Để đến huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đoàn cán bộ Mặt trận đi tàu tại cảng Trần Đề, Sóc Trăng.
Chú thích ảnh
Địa điểm tham quan đầu tiên tại Côn Đảo là Bảo tàng Côn Đảo. 
Chú thích ảnh
Bảo tàng Côn Đảo, còn được gọi là Bảo tàng Lịch sử Côn Đảo, giới thiệu và lưu trữ các hiện vật, tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, cũng như sự tàn phá và đau thương do chế độ tù tội ác của người Pháp và người Mỹ gây ra trên Côn Đảo. Trong ảnh: Người dân TP Hồ Chí Minh tìm hiểu về các chiến sĩ Cách mạng Việt Nam bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo. 
Chú thích ảnh
Điểm tham quan thứ hai là trại giam Phú Tường. Trại Phú Tường được xây dựng vào năm 1940, tên ban đầu là Bange 3. Đến thời chính quyền Sài Gòn cũ đổi tên gọi là trại Bác Ái, trại 3 và tên cuối cùng là trại Phú Tường (thuộc hệ thống trung tâm cải huấn - trại Phú Hải). Trại giam Phú Tường được người Pháp xây dựng cùng thời điểm với trại giam Phú Phong, bao bọc lấy khu Chuồng Cọp bí mật ở giữa. Được người Pháp và chính quyền Sài Gòn cũ xây dựng trong khoảng từ năm 1940 đến năm 1962, tạo thành một cụm bao quanh che giấu cho Bange 3 phụ hay còn gọi là Chuồng cọp bí mật đã được xây dựng năm 1941. Khu biệt giam nổi tiếng của Pháp và chính quyền Sài Gòn sau này luôn để giam giữ các tù chính trị được coi là nguy hiểm nhằm khuất phục ý chí chiến đấu của những người tù, nếu không được sẽ thủ tiêu ngay. 
Chú thích ảnh
Đường vào khu Chuồng Cọp. 
Chú thích ảnh
 Chuồng Cọp được xây dựng 60 phòng giam riêng biệt, đều không có mái che và được tù nhân gọi vui là "phòng tắm nắng", được chia thành 4 dãy, mỗi dãy có 15 phòng. 
Chú thích ảnh
Du khách tham quan phòng giam số 35, nơi đây là Mỹ - Ngụy đã giam giữ các nữ tù chính trị kiên trung, trong đó có đồng chí Trương Mỹ Hoa, Nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam. 
Chú thích ảnh
Rời trại giam Phú Tường, đoàn công tác sẽ đến tham quan trại giam Phú Hải – Nhà tù cổ và lớn nhất tại Côn Đảo. 
Chú thích ảnh
Nơi đây từng giam giữ Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Võ Sỹ, Võ Thúc Đồng... Đây là nơi xuất bản tạp chí “Ý Kiến Chung” cơ quan ngôn luận của những người tù cộng sản tại Côn Đảo. Người tù nổi tiếng - Chủ tịch Tôn Đức Thắng, khi bị bắt ra Côn Đảo đã bị nhốt tại phòng giam này (2/7/1930).
Chú thích ảnh
Đoàn công tác tham quan chuồng cọp kiễu Mỹ tại trại giam Phú Bình. Nhìn bề ngoài, trại Phú Bình khá bình thường, không mấy đặc biệt nhưng vô cùng thực dụng, rất đơn giản mà hiệu quả. Người Mỹ xây dựng các khu giống nhau, chiều rộng tối đa giữa các dãy phòng giam chỉ  một mét, rất chật chội. Phòng giam nằm sát nhau và không hề có giường và nhà vệ sinh. Trật tự nhà tù thường mở cửa sắt để kiểm tra từng phòng rồi đóng thật mạnh, tiếng kêu “Rầm” dội lên tai nhức óc. Hiện tại vẫn còn dấu tích vết máu trong một số phòng giam.
Chú thích ảnh
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang liệt sỹ đặc biệt của nước ta, bởi đây là nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sỹ cách mạng, đồng bào yêu nước bị địch bắt, tù đày và hy sinh trong nhà tù Côn Đảo, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” qua hơn 113 năm tồn tại. Tại đây có 1.921 phần mộ được quy tập về Nghĩa trang Hàng Dương và chỉ có 713 phần mộ có danh tính, còn lại 1.208 phần mộ đến nay chưa tìm được danh tính.
Chú thích ảnh
Đoàn công tác thắp nhang tại mộ đồng chí Lê Hồng Phong. Ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh ngày 6/9/1902 tại xã Thông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Đồng chí là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sỹ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ông đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất Côn Đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chú thích ảnh
Khu mộ chị Võ Thị Sáu nằm tại Nghĩa trang Hàng Dương, vô cùng nổi bật so với các mộ khác. 
Chú thích ảnh
 Hằng năm, đặc biệt là vào các ngày Lễ, Tết và ngày giỗ Chị Sáu, có rất nhiều du khách viếng thăm mộ chị  để tưởng nhớ và cầu tài lộc, bình an cho gia đình. 
Chú thích ảnh
Nghĩa trang Hàng Dương là nơi yên nghỉ của hàng chục nghìn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Côn Đảo, từ những năm 1862 đến 1975.
Chú thích ảnh
Ngày nay, du khách tìm đến Côn Đảo để có thể ôn lại lịch sử, truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc Việt Nam.

                

Chùm ảnh, clip: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận 6 ngư dân bị nạn trên biển Côn Đảo
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp nhận 6 ngư dân bị nạn trên biển Côn Đảo

Ngày 8/6, Đồn Biên phòng Côn Đảo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Đơn vị vừa tiến hành các thủ tục tiếp nhận 6 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tàu cá Bình Định đưa vào bàn giao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN