Theo bài viết, việc ưu tiên UHC giúp Việt Nam đảm bảo UHC hào phóng và công bằng hơn cho tất cả người dân.
Bài viết cho biết Việt Nam đã đưa ra cam kết chính trị mạnh mẽ đối với việc tài trợ các chương trình bảo hiểm y tế quốc gia, thể hiện qua các khoản trợ cấp lớn của chính phủ đối với bảo hiểm y tế, đặc biệt là cho người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, cũng như việc ban hành luật, chính sách và nghị định để thiết lập và thúc đẩy các chương trình bảo hiểm y tế. Việt Nam cung cấp bảo hiểm y tế cho người lao động từ những năm 1990, và bắt đầu có trách nhiệm tài chính nhiều hơn đối với người nghèo vào năm 2003. Trong 13 năm, Việt Nam đã đạt được sự gia tăng ấn tượng về tỷ lệ bao phủ dân số, thông qua các chính sách, luật và nghị định quan trọng mà nước này ban hành.
Cách tiếp cận của Việt Nam đối với UHC, vốn tập trung vào những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, được coi là một cách tiếp cận công bằng.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn dành thời gian mở rộng phạm vi bao phủ dân số với gói dịch vụ mạnh mẽ có thể đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe của người dân và ngân sách quốc gia, đặc biệt Việt Nam ưu tiên bao phủ dịch vụ thông qua mục tiêu vì người nghèo. Gói "công bằng" cho phép Việt Nam cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu một cách hợp lý.
Bài viết nêu rõ dù đạt được những tiến bộ về UHC, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn, trong đó có dân số già. Gánh nặng bệnh tật đang làm gia tăng sức ép đối với tính bền vững tài chính của hệ thống bảo hiểm y tế. Trợ cấp chéo, cải cách thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ và các gói lợi ích hiệu quả về chi phí phải được thiết kế và thực hiện cẩn thận để cải thiện hiệu quả, công bằng và khả năng chi trả của hệ thống bảo hiểm y tế. Dù tương lai là không chắc chắn, song triển vọng của Việt Nam dường như đầy hứa hẹn khi nước này tiếp tục điều chỉnh chính sách để phù hợp với thực tế.