Phú Thọ: Chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh

Để đảm bảo công tác quản lý chất lượng thuốc, Sở Y tế Phú Thọ vừa có văn bản chấn chỉnh việc thực hiện hoạt động chuyên môn về dược; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc lưu thông trên địa bàn.

Sở cũng công khai số điện thoại đường dây nóng 1900 9095 để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không đảm bảo chất lượng trên địa bàn. 

Sở Y tế Phú Thọ yêu cầu các đơn vị, cơ sở y tế, các doanh nghiệp dược, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về hành nghề dược; kinh doanh, mua bán, sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng; tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, báo cáo Sở Y tế theo đúng quy định.

Các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ thuốc niêm yết số điện thoại đường dây nóng của Sở  Y tế tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc thuốc kém chất lượng; tăng cường thông tin, truyền thông đến cán bộ, nhân viên của đơn vị và người dân về nguy cơ, tác hại của thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về việc sản xuất, buôn bán thuốc giả cho Sở Y tế và các cơ quan chức năng có liên quan.

Ông Nguyễn Giang Long, Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở đã tiến hành 7 cuộc kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm tại 93 cơ sở, phát hiện 16 cơ sở không đạt. Sở đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh an toàn thực phẩm đối với 16 cơ sở với số tiền phạt là 41 triệu đồng (các lỗi vi phạm như: sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; thực hiện lưu mẫu thực phẩm không đủ lượng mẫu và thời gian lưu theo quy định; điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm không đảm bảo; dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định…).

Ngoài ra, Sở đã có quyết định xử phạt 5 cơ sở với tổng số tiền 50 triệu đồng do quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định, trước khi thực hiện quảng cáo; không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược đối với trường hợp bắt buộc.

Nhiều vi phạm về kinh doanh thuốc cũng được các đoàn kiểm tra phát hiện và xử lý như: người chịu trách nhiệm chuyên môn vắng mặt khi cơ sở đang hoạt động, không có biện pháp cách ly hoặc để ở khu vực biệt trữ đối với thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; tham gia bán lẻ thuốc mà không có bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật; bán lẻ thuốc không thuộc phạm vi kinh doanh được ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược đối với trường hợp phải có chứng chỉ hành nghề dược hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn; đồng thời, lấy các mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để kiểm tra về nguồn gốc, chất lượng thuốc. Qua kiểm nghiệm 861 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tại các đơn vị công lập và khối tư nhân cho thấy, tất cả các mẫu thuốc đều đạt chất lượng...

Đào An (TTXVN)
'Tìm thuốc chữa bệnh' sợ sai, sợ trách nhiệm
'Tìm thuốc chữa bệnh' sợ sai, sợ trách nhiệm

Tìm "thuốc" chữa "căn bệnh" cán bộ có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm đã được một số đại biểu Quốc hội hiến kế khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sáng 31/5.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN