Phát hiện chủng vi khuẩn sống trên da có thể ngăn chặn ung thư

Chủng vi khuẩn Staphylococcus epidermidis thường sống ký sinh trên da người, có thể ngăn chặn sự phát triển của một số dạng ung thư.

Không phải vi khuẩn nào cũng có hại. Nguồn: Shutterstock

Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất được công bố ngày 28/2 trên tạp chí Science Advances (Những tiến bộ khoa học) của Mỹ.

Theo các khoa học Mỹ, đây là chủng vi khuẩn duy nhất sản xuất ra một chất hóa học mang tên 6-HAP có thể tiêu diệt một số kiểu tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến những tế bào bình thường. Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và thấy rằng những con chuột không có chủng vi khuẩn này đã có nhiều khối u ung thư ác tính trên da sau khi bị làm phơi nhiễm tia cực tím (UV), trong khi những con chuột có chủng vi khuẩn trên không có những khối u này.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu trên, giáo sư nghiên cứu về da Richard Gallo thuộc Đại học California, 6-HAP là một phân tử có thể ức chế quá trình tổng hợp của các phân tử DNA và sự phát triển của các tế bào ung thư, do vậy có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ung thư da do UV gây ra. Những con chuột được tiêm 6-HAP cứ 2 ngày/lần trong vòng hơn 2 tuần đã không có triệu chứng nào cho thấy các tế bào bình thường của chúng bị làm hư hại và khi được cấy tế bào hắc tố, kích thước của khối u ung thư dã giảm hơn 1 nửa so với những con chuột không được tiêm chất hóa học nói trên.

TTXVN/Báo Tin tức
Sử dụng vi khuẩn để biến chất thải con người thành thức ăn trên vũ trụ
Sử dụng vi khuẩn để biến chất thải con người thành thức ăn trên vũ trụ

Các nhà khoa học đã tìm ra một nguồn thức ăn tiềm năng cho các nhà du hành vũ trụ bằng cách sử dụng vi khuẩn để chuyển hóa chất thải con người thành một loại thức ăn kiểu Marmite (loại thức ăn sệt, màu nâu thẫm, dùng để phết lên bánh mì, làm từ ngũ cốc đã lên men).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN