Trong số các ca nhiễm mới, có 2 ca nhập cảnh và 88.376 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.003 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 61.258 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (8.993), Phú Thọ (4.302), Bắc Giang (4.047), Nghệ An (3.817), Yên Bái (3.232), Lào Cai (2.958), Đắk Lắk (2.714), Vĩnh Phúc (2.710), Quảng Ninh (2.598), Hà Giang (2.391), Quảng Bình (2.217), Thái Bình (2.176), Sơn La (2.053), Bắc Kạn (2.009), Hải Dương (1.986), Lạng Sơn (1.979), Cà Mau (1.977), Cao Bằng (1.937), Tuyên Quang (1.854), Hưng Yên (1.769), Lâm Đồng (1.614), Tây Ninh (1.572), Thái Nguyên (1.502), Hòa Bình (1.470), Bắc Ninh (1.456), Quảng Trị (1.437), Lai Châu (1.424), Hà Nam (1.312), Bình Định (1.290), Điện Biên (1.240), Vĩnh Long (1.165), Bình Dương (1.021), Đắk Nông (1.019), Quảng Ngãi (901), Bến Tre (899), Hà Tĩnh (826), Ninh Bình (823), Nam Định (812), Bà Rịa - Vũng Tàu (801), Đà Nẵng (752), Trà Vinh (738), TP Hồ Chí Minh (734), Thừa Thiên Huế (678), Bình Phước (657), Phú Yên (625), Khánh Hòa (625), Thanh Hóa (561), Hải Phòng (522), Bình Thuận (485), Kon Tum (358), Quảng Nam (284), Bạc Liêu (202), An Giang (174), Kiên Giang (155), Long An (148), Đồng Tháp (90), Tiền Giang (81), Cần Thơ (61), Sóc Trăng (47), Ninh Thuận (45), Đồng Nai (31), Hậu Giang (20).
Ngày 29/3/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 17.600 ca, Sở Y tế Bình Định đăng ký bổ sung 5.662 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Thái Nguyên (giảm 985 ca), Yên Bái (giảm 563 ca), Đắk Lắk (giảm 491 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Phú Thọ (tăng 809 ca), Hải Dương (tăng 621 ca), Tây Ninh (tăng 603 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 103.374 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.386.489 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.021 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.378.773 ca, trong đó có 7.151.029 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.458.587), TP Hồ Chí Minh (592.677), Nghệ An (384.741), Bình Dương (374.529), Hải Dương (339.411).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là1.679.138 ca (rà soát, cập nhật số liệu điều trị ngoại viện)
Tổng số ca được điều trị khỏi là 7.153.846 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.639 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 28/3 đến 17 giờ 30 ngày 29/3 ghi nhận 55 ca tử vong tại: An Giang (4), Bạc Liêu (4), Bình Dương (4), Đồng Nai (4), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (4), Gia Lai (3), Lạng Sơn (3), Bình Định (2), Cao Bằng (2), Hà Tĩnh (2), Sóc Trăng (2), Tây Ninh (2), Trà Vinh (2), Vĩnh Long (2), Bắc Giang (1), Bến Tre (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Hà Nam (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Nghệ An (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Trị (1), TP Hồ Chí Minh (1)
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 57 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.413 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 28/3, cả nước có 279.038 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 205.495.812 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.343.004 liều là gồm: Mũi 1 là 71.217.568 liều; mũi 2 là 68.014.360 liều; mũi 3 là 1.502.513 liều; mũi bổ sung là 14.860.258 liều; mũi nhắc lại là 32.748.305 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.152.808 liều gồm: Mũi 1 là 8.793.910 liều; mũi 2 là 8.358.898 liều.
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 775/QĐ-BYT ngày 28/3/2022 về Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19, theo đó người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do Astrazeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Các địa phương tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.