Trong số các ca nhiễm mới có 10 ca nhập cảnh và 3.211 ca ghi nhận trong nước (giảm 578 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.172 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số ca mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (790), Đồng Nai (397), Bình Dương (385), Sóc Trăng (142), An Giang (130), Tiền Giang (121), Bình Thuận (116), Tây Ninh (101), Đồng Tháp (97), Kiên Giang (93), Cà Mau (93), Đắk Lắk (84), Quảng Nam (71), Long An (70), Cần Thơ (42), Khánh Hòa (42), Trà Vinh (41), Thanh Hóa (39), Hậu Giang (38), Gia Lai (34), Hà Giang (34), Bạc Liêu (31), Kon Tum (30), Quảng Ngãi (29), Nghệ An (25), Hà Nội (23), Vĩnh Long (15), Lâm Đồng (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Đắk Nông (10), Hà Nam (10), Quảng Trị (9), Ninh Thuận (8 ), Bình Định (8 ), Thừa Thiên Huế (5), Nam Định (5), Bắc Ninh (4), Sơn La (4), Bến Tre (4), Quảng Bình (2), Hải Dương (1), Hưng Yên (1), Phú Thọ (1), Thái Nguyên (1), Phú Yên (1), Điện Biên (1), Hà Tĩnh (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó gồm: TP Hồ Chí Minh (giảm 341 ca), Sóc Trăng (giảm 272 ca), Đồng Nai (giảm 189 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bình Thuận (tăng 116 ca), Đắk Lắk (tăng 84 ca), Quảng Nam (tăng 60 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.374 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 860.860 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.743 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 856.197 ca, trong đó có 787.687 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Hòa Bình.
Có 16 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên. Thái Nguyên.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP. Hồ Chí Minh (416.665 ca), Bình Dương (224.877 ca), Đồng Nai (58.105 ca), Long An (33.684 ca), Tiền Giang (14.965 ca).
Trong ngày 16/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.581 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 790.504 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.528 ca.
Trong ngày 16/10, cả nước ghi nhận 88 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (58), Bình Dương (11), Tiền Giang (3), Long An (3), Tây Ninh (3), An Giang (2), Cần Thơ (2), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Đồng Nai (1), Gia Lai (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 98 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.131 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 35/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 15/10 có 1.353.809 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 60.518.594 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 42.896.644 liều, tiêm mũi 2 là 17.621.950 liều.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm chủng COVID-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tại TP Hồ Chí Minh, ngày 15/10, tại Bệnh viện Dã chiến số 16 (Quận 7), Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức được chuyển giao cho Sở Y tế TP Hồ Chí Minh.
Tỉnh Bạc Liêu thành lập thêm 3 cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.