Diện tích vùng trồng dược liệu quý tối thiểu 210 ha

Thông tư 10/2022/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Chú thích ảnh
Mô hình trồng cây thìa canh làm dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, mía. Ảnh: Văn Tý/TTXVN

Theo đó, địa điểm triển khai thực hiện dự án dược liệu quý phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Là huyện có xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Là huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số.

Có tiềm năng phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao.

Đối với các dự án có đề xuất triển khai trồng, phát triển Sâm Việt Nam cần có độ cao từ 1.000 mét trở lên so với mực nước biển.

Thông tư nêu rõ, tổng diện tích triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý tối thiểu là 210 ha, bao gồm các khu vực: Các vùng nuôi trồng dược liệu quý, khu vực nhà xưởng, cơ sở bảo quản, cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước trong hàng rào dự án. Ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có 30 ha ứng dụng công nghệ cao.

Tổng diện tích triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao tối thiểu là 50 ha bao gồm khu vực: Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, cây đầu dòng, giống gốc, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, sản xuất giống gốc, sản xuất giống thương phẩm, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước trong hàng rào dự án.

Theo Thông tư, việc lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng yêu cầu sau: Thuộc danh mục dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao tại Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020 - 2030. Phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tại địa phương, cho năng suất, chất lượng cao. Ưu tiên bảo tồn phát triển cây dược liệu tại địa phương, thuộc danh mục cây dược liệu quý, hiếm, đặc hữu theo quy định của Bộ Y tế.

V.T/Báo Tin tức
Triển vọng phát triển cây dược liệu trên vùng đất phía Tây Nghệ An
Triển vọng phát triển cây dược liệu trên vùng đất phía Tây Nghệ An

Nghệ An có gần 1.000 loài cây dược liệu, trong đó có nhiều cây thuốc quý hiếm có giá trị sử dụng phổ biến. Cùng với các chính sách hỗ trợ của địa phương, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, cây dược liệu đang dần tìm được chỗ đứng trong cơ cấu cây xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN