Thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc cho lao động như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Tôi là chủ doanh nghiệp nhỏ và đang gặp khó khăn về vốn để trả lương cho người lao động. Vậy thủ tục để vay vốn trả lương cho người lao động như thế nào?

Về vấn đề này, báo Tin tức xin trả lời như sau:

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Doanh nghiệp mong được tháo gỡ khó khăn về vốn trong đợt dịch COVID-19. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN.

Theo đó, chương VI của Quyết định này có quy định về hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.

Điều kiện vay vốn:

1. Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.

2. Đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.

3. Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.

Hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn:

1. Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định này.

2. Chậm nhất ngày 5 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).

3. Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh sách theo Phụ lục kèm theo Quyết định này, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

4. Trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách theo Phụ lục kèm theo Quyết định này, gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và người sử dụng lao động trong danh sách. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Phê duyệt cho vay và tổ chức giải ngân:

1. Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.

2. Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.

Nguồn vốn cho vay, chi phí quản lý:

1. Nguồn vốn để Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho người sử dụng lao động vay theo quy định tại Quyết định này là nguồn vay tái cấp vốn không có tài sản đảm bảo, lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Ngân sách nhà nước cấp phí quản lý đối với các khoản cho vay theo quy định tại Quyết định này theo quy định hiện hành về cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chuyển nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội:

1. Đến kỳ hạn trả nợ, nếu người sử dụng lao động vay vốn không trả được nợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển toàn bộ số dư nợ còn lại của khoản vay sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Số tiền lãi quá hạn thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp hằng năm.

2. Sau 3 năm kể từ ngày khoản nợ vay của người sử dụng lao động bị chuyển nợ quá hạn, sau khi Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng mọi biện pháp mà không thu hồi được nợ và người sử dụng lao động không còn khả năng trả nợ do các nguyên nhân được quy định trong quy chế xử lý rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp, lập hồ sơ xử lý rủi ro theo hướng dẫn và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổng hợp, xem xét, quyết định xử lý rủi ro.

4. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội thu hồi được khoản nợ đã được xoá thì số thu hồi được giảm trừ vào chi phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp hằng năm.

Xử lý rủi ro khoản nợ tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định xử lý rủi ro đối với khoản vay tái cấp vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội theo điểm b khoản 3 Mục IV Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.

XC/Báo Tin tức
Điều kiện cụ thể để được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng?
Điều kiện cụ thể để được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng?

Bạn đọc hỏi: Tôi là hướng dẫn viên tự do làm việc theo hợp đồng vụ việc với các doanh nghiệp du lịch và tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vậy tôi có thuộc nhóm được nhận hỗ trợ của Chính phủ và điều kiện cụ thể để có thể nhận hỗ trợ như thế nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN