Sau 15 năm mới lại thấy hình ảnh Sao la tại Việt Nam

Ngày 13/10, nhiều hãng truyền thông của Mỹ và phương Tây như ABCNews, Reuters đưa tin: Một nhóm các nhà bảo tồn quốc tế thuộc Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cho biết, những hình ảnh về Sao la - một trong những loài động vật quý hiếm nhất, bị đe dọa tuyệt chủng nhiều nhất đã được ghi lại bằng biện pháp bẫy ảnh tại Việt Nam.

Có thể chỉ còn vài chục cá thể Sao la ở các cánh rừng biên giới Việt - Lào. Ảnh: Internet


Trong một tuyên bố phát đi ngày 12/11, WWF cho biết các chuyên viên của tổ chức này đã ghi lại được hình ảnh của Sao la - loài động vật quý hiếm với sừng rỗng có thể dài đến 1,27m sống dọc khu vực rừng núi Việt – Lào, hồi tháng 9 vừa qua. Tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên trong vòng 15 năm mới có được hình ảnh về Sao la này trong tự nhiên, đưa đến hy vọng về khả năng phục hồi cá thể quý hiếm này. Ông Văn Ngọc Thịnh , Giám đốc WWF-Việt Nam cho biết: “Khi lần đầu tiên nhìn vào các bức ảnh, chúng tôi đã không thể tin vào mắt mình. Đây là một phát hiện nghẹt thở, làm sống lại hy vọng về sự phục hồi quần thể động vật này.”

Được biết, hình ảnh về loài thú bí ẩn này được ghi lại thông qua hoạt động bẫy ảnh của nhóm chuyên gia thuộc WWF phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại các cánh rừng miền Trung giáp ranh với Lào. Sao la lần đầu tiên được phát hiện sinh tại Việt Nam vào năm 1992 và tại thời điểm đó được coi là phát hiện đầu tiên của giới khoa học về một loài động vật có vú lớn trên thế giới trong vòng 50 năm.

Sau hơn 20 năm, việc có quá ít thông tin về tập quán sinh trưởng của loài động vật bí ẩn này đã ngăn cản các nhà khoa học đưa ra ước tính chính xác số lượng cá thể Sao la còn sống. Có thể khoảng 200 hoặc chỉ còn vài chục cá thể Sao la tại các khu rừng rậm dọc biên giới Việt - Lào.


HT (Tổng hợp)

Sao la có thể vẫn còn ở VQG Vũ Quang
Sao la có thể vẫn còn ở VQG Vũ Quang

Giám đốc Vườn quốc gia Vũ Quang, ông Đào Huy Phiên cho biết, Sao la có khả năng vẫn còn tồn tại ở khu vực này, do môi trường sinh cảnh của loài Sao la vẫn còn được duy trì ở phạm vi hẹp tại Vườn quốc gia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN