Nỗi niềm sinh viên báo chí làm cộng tác viên

Để chuẩn bị cho tương lai, ngay từ khi còn học trong trường đại học, các sinh viên báo chí đã phải tập “tay nghề” bằng cách làm cộng tác viên. Niềm vui rất nhiều, nhưng tâm tư cũng không hề ít.


Năng động từ trên ghế nhà trường

Nghề báo là nghề hấp dẫn nên nhiều bạn trẻ muốn theo học. Nhưng nghề này không phải ai cũng làm được, mà đòi hỏi sự năng động, chủ động của mỗi cá nhân. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô chỉ truyền đạt cho sinh viên về lý thuyết. Còn phần kỹ năng thực tế, sinh viên phải tự rèn luyện. Bên cạnh những kỹ năng tác nghiệp, sinh viên phải tự tìm hiểu thêm các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa…để sau này có thể nhanh chon tiếp cận các ngành, mảng được phân công. Ngoài thời gian lên lớp, nhiều sinh viên đã tham gia làm việc, cộng tác với các báo để tích lũy kinh nghiệm.


Công Anh, sinh viên lớp báo mạng điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Với sinh viên quan trọng nhất vẫn là hoàn thành công việc học tập trên giảng đường. Tuy nhiên nếu chịu khó cộng tác thêm với các cơ quan báo chí thì sẽ trau dồi kinh nghiệm nghề nghiệp sau này”.


Không chỉ giúp sinh viên trải nghiệm với nghề, việc cộng tác với các cơ quan báo chí, còn giúp sinh viên tăng cường mối quan hệ. Khi ra trường nhiều sinh viên đã được nhận vào làm việc hoặc cộng tác lâu dài với các cơ quan báo chí đã từng cộng tác.


Mỗi cơ quan báo chí đều có quy định riêng, sinh viên muốn cộng tác thì phải đáp ứng được yêu cầu. Sinh viên thực tập đi cộng tác, viết bài tự do, không có chủ định rất khó đăng bởi thiếu nguồn tin, kỹ năng tác nghiệp, hay thiếu chuyên môn về mảng đề tài mình muốn cộng tác. Lâu dần, nhiều cộng tác viên là sinh viên nảy sinh tâm lý chán nản. Muốn cộng tác với các cơ quan báo chí sinh viên phải nhanh nhẹn, kỹ năng chuyên môn ở mức đủ đáp ứng và quan trọng là phải nhiệt tình chịu khó, chấp nhận vất vả trong khi không có lương và chế độ. Thời gian trong năm dành cho việc học hành, thi cử nên nhiều sinh viên phải tranh thủ thời gian nghỉ hè chịu khó lăn lộn tìm hiểu để viết được những bài báo có chất lượng tốt


Đình Thành, sinh viên năm thứ 2 Khoa chính trị học cho biết: Đã tận dụng thời gian nghỉ hè để làm về cuộc sống của công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long. “Phóng sự của chúng em đã được nhiều lời khen ngợi về diễn tả đời sống công nhân một cách chân thực, sinh động”-Thành khoe.


Nhiều khi khó khăn không chỉ ở việc vất vả tìm hiểu viết bài mà muốn cho bài viết có được “sức nặng” cần phải xin được ý kiến của ban ngành chức năng mà nhất là đối với sinh viên thì điều này không dễ dàng. Không những thế nhiều sinh viên chưa có kinh nghiệm nên khi đi viết bài về tiêu cực dễ dẫn tới bị mắng chửi hoặc bị đánh đập.


Phạm Huyền, sinh viên lớp Quan hệ công chúng, HVBCTT cho biết: “Em thường tìm hiểu đề tài về môi trường, khó khăn mà em thường gặp là các cơ quan chức năng luôn né tránh và phải liên hệ nhiều lần không được. Phải rất kiên trì mới có thể lấy được tư liệu phục vụ cho bài viết của mình”.


Sinh viên khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền trao đổi nghiệp vụ sau chuyến đi thực tế. Ảnh Tuấn Anh


Thêm thu nhập cho bản thân

Với nhiều sinh viên, viết bài cộng tác với các cơ quan báo chí còn giúp họ kiếm được một khoản thu nhập hỗ trợ cho việc học tập Khoản thu nhập đó tuy không nhiều nhưng nó thể hiện sự nỗ lực bản thân phấn đấu, vừa có kiến thức và kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này lại có thêm kinh phí trang trải cho sinh hoạt, đầu tư kinh phí đi lại, mua sắm trang thiết bị phục vụ tác nghiệp.


Đào Thị Cảnh, sinh viên năm cuối, Khoa báo in, HVBCTT cho biết: “Khi còn học trong trường, em chịu khó viết bài vì vậy mà có thể tự mua máy ảnh, điện thoại, công cụ tác nghiệp cho mình. Hiện tại sắp ra trường em vẫn đang nhận lương thử việc bên báo Tiếp thị gia đình khoảng 3,5 triệu/tháng và có thêm nhuận bút bên báo Lao động”.


Trò chuyện với các sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi được biết, với mức nhuận bút khoảng 300.000 đồng/bài, mỗi tháng viết được khoảng 10 bài nên cũng đủ chi tiêu, ăn uống.


Có thể thấy nghề báo đòi hỏi năng khiếu, sự chịu khó, nỗ lực rèn luyện nhưng cũng mang đến nhiều trải nghiệm và thêm thu nhập cho bản thân. Muốn trở thành nhà báo giỏi chuyên môn, nghiệp vụ trong tương lai thiết nghĩ các bạn sinh viên cần hoàn thiện các kỹ năng trong công việc, tăng cường cộng tác viết bài để tích lũy thêm kinh nghiệm và quan trọng là muốn vượt qua những khó khăn thì phải có lòng yêu nghề, say nghề của bản thân.



Tuấn Anh
Tọa đàm về “Kiến tạo tầm nhìn” cho sinh viên
Tọa đàm về “Kiến tạo tầm nhìn” cho sinh viên

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Samsung Electronics Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Kiến tạo tầm nhìn”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN