Người Việt Nam có mức độ hài lòng cao nhất châu Á

Các chỉ số mối quan hệ 2016 chỉ ra rằng Việt Nam được xếp hạng nhất trong số 10 quốc gia châu Á với số điểm 83/100. 52/100 là chỉ số mối quan hệ tốt đẹp của người Việt với bố mẹ, với bạn thân là 49/100. Tuy nhiên, mối quan hệ với đồng nghiệp chỉ được 25/100 điểm.

Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về chỉ số các mối quan hệ của người châu Á được Công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam nghiên cứu vừa  công bố sáng ngày 23/11, qua đó phản ánh sự khắng khít, tính bền vững của những mối quan hệ thân thiết, bao gồm gia đình, con cái, bạn đời và bạn bè.


Kết quả nghiên cứu về mức độ hài lòng so với 10 nước châu Á cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ 77% mức sống hòa thuận, 71% tạo sự vui vẻ, 65% có cùng lối sống, 63% tôn trọng sở thích cá nhân và 61% có tính cách phù hợp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người Việt Nam tranh cãi với bạn đời của mình ít hơn bất cứ quốc gia nào khác tại châu Á và có xu hướng mở tài khoản ngân hàng đồng sở hữu cao nhất với tỉ lệ 79%.

Các nhà tư vấn, chuyên gia đang chia sẻ về mối quan hệ gia đình Việt thông qua các chỉ số được công bố.

Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, chỉ số mối quan hệ trên chỉ khả quan với các nước khác trong châu Á. Trên thực tế, người Việt Nam vẫn cần nhìn lại mối quan hệ của mình. Cụ thể, do áp lực công việc, quan hệ xã hội chiếm nhiều thời gian khiến mối quan hệ trong gia đình bị “mờ nhạt” vì ít được quan tâm lẫn nhau. Nhiều người trong gia đình, đặc biệt là những người chồng có quan niệm sai lầm là chỉ cần hiện diện trong gia đình là đủ. “Điều quan trọng không phải là dành thời gian bao lâu mà sử dụng thời gian bên gia đình chất lượng như thế nào”, PGS.TS Sơn chia sẻ.


Cũng theo PGS.TS Sơn, đáng lo ngại hơn về nguyên nhân gây rạn nứt mối quan hệ trong gia đình chính là sát thủ vô hình mang tên “thiết bị công nghệ”. Theo khảo sát của nhóm của PGS.TS Sơn (giai đoạn 2015 - 2016), thì 32% các cặp vợ chồng xung đột so thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính trong đời sống hàng ngày. Thậm chí, một nhóm người còn cho biết họ nghiện các thiết bị này đến mức không thể dành thời gian cho người thân. Cụ thể, 40% các cặp vợ chồng thừa nhận ít trò chuyện, chủ yếu giao tiếp trong bữa ăn; 34,5% thừa nhận mỗi người sử dụng công nghệ phục vụ nhu cầu riêng, thiếu để tâm đến đối phương.


Đồng tình với quan điểm này, ông Phương Tiến Minh, Phó Tổng giám đốc Marketing tại Prudential Việt Nam cho biết đây là tình trạng chung của các nước ở châu Á. Qua khảo sát, hầu hết cuộc cách mạng kỹ thuật số đã ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ trong gia đình. Theo đó, 16% người Việt nghiện công nghệ đến mức họ không nỡ từ bỏ chiếc điện thoại và dành nhiều thời gian hơn cho người khác, dù chỉ trong một ngày.


Tuy nhiên, may mắn là 97% bậc phụ huynh Việt Nam vẫn rất quan tâm đến con cái và nhấn mạnh nhiều lần về tầm quan trọng của việc thường xuyên trao đổi với con. Cụ thể, 80% quan tâm nhất đến việc con cái làm cho họ thấy vui vẻ, 76% được ở gần bên con hoặc thường xuyên tiếp xúc với con là 72%. 

Chỉ số các mối quan hệ của Prudential được dựa trên 5.000 cuộc trò chuyện với mọi người ở các nước Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Hải Yên
Thay đổi hành vi, nhận thức về giảm nghèo
Thay đổi hành vi, nhận thức về giảm nghèo

Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐTBXH), Ủy ban Dân tộc và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp tổng kết dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ - CP về định hướng giảm nghèo bền vững (2011 - 2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (2012 - 2016) (dự án PRPP).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN