Mới có 2,2 triệu người hưởng lương hưu

Ngày 12/12, Bộ Lao động, Thương binh Xã hội (LĐTBXH) và Trung tâm đào tạo quốc tế của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức tọa đàm về lương hưu tuổi già.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, lương hưu và an sinh xã hội cho người dân quan trọng nhất là độ bao phủ. Tuy nhiên hiện mới chỉ có 2,2 triệu người hưởng lương hưu và hơn 2 triệu người cao tuổi hưởng chính sách bảo trợ chỉ 270.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp này không đủ sống.


Hiện nay, số người tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) đạt thấp, hiện mới chỉ có hơn 12,5 triệu người tham gia BHXH, tương đương khoảng 24% số người trong độ tuổi lao động; trong đó có 6 triệu người có quan hệ lao động chưa tham gia đóng BHXH nhưng chưa xử lý được.


”Tính bình quân một năm có 1 triệu người tham gia BHXH nhưng có 500.000 người rời hệ thống BHXH bằng chính sách BHXH một lần. Mục tiêu đến năm 2020 có 50% lao động tham gia BHXH nhưng với tình trạng như hiện nay sẽ không đạt và ảnh hưởng lớn đến hưởng lương hưu tuổi già. Để tạo niềm tin cho người lao động tham gia đóng BHXH thì ưu tiên hàng đầu hiện nay là đổi mới công nghệ thông tin, công khai minh bạch quỹ BHXH, phải đưa sổ BHXH thành tài khoản cá nhân của người tham gia BHXH”, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.


Theo bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Việt Nam đang phải đối diện với vấn đề già hóa dân số nhưng lương hưu chưa đảm bảo mức sống. Do đó, Việt Nam cũng đang nghiên cứu để có chính sách phù hợp trong quản lý và ứng phó dài hạn.


Xuân Cường
Điều kiện về độ tuổi hưởng lương hưu
Điều kiện về độ tuổi hưởng lương hưu

Ông Vi Văn Hợp (Lạng Sơn) làm công nhân Lâm trường Hữu Lũng được 21 năm 3 tháng thì nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động. Ông Hợp được trợ cấp hàng tháng, nhưng đến năm 1996 thì bị cắt hưởng chế độ này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN