Lâm Đồng: Ăn nấm rừng, 12 người bị ngộ độc

Sáng 29/5, ông Vũ Đức Nhuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết, trên địa bàn huyện vừa ghi nhận một vụ ngộ độc do ăn nấm rừng khiến 10 người nhập viện điều trị. May mắn không có trường hợp nguy kịch. Tất cả nạn nhân đã được xuất viện.

Vụ ngộ độc xảy ra ngày 26/5 tại địa bàn xã Sơn Điền (Di Linh) khi một nhóm người đồng bào tại địa phương đi vào rừng hái nấm về ăn. Sau đó, 12 người xuất hiện tình trạng nôn ói, đi ngoài liên tục, 10 người đã đến Trung tâm Y tế Di Linh và Bệnh viện Đa khoa 2 Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc) thăm khám, điều trị. Rất may các triệu chứng ngộ độc của các bệnh nhân khá nhẹ nên sau khoảng một buổi đã ổn định sức khỏe, tất cả đã được xuất viện về nhà.

Theo ông Vũ Đức Nhuần, địa phương đã nhiều lần khuyến cáo bà con không nên hái nấm rừng về ăn. Tuy nhiên, đến mùa mưa, họ vẫn đi rừng hái nấm theo thói quen.

Ông Bùi Văn Độ, Chi cục trưởng Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo, trước sự việc ngộ độc nấm rừng lần này, Chi cục sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương có phương án cảnh báo, khuyến cáo người dân không nên tự hái nấm rừng về ăn. Đặc biệt, trong mùa mưa, các loại nấm rừng đang mọc rất nhiều.

Liên quan đến vấn đề này, hiện nay trên nhiều trang mạng xã hội, nhóm facobook đang xuất hiện "trend" thu hoạch nấm rừng thông ở thành phố Đà Lạt. Các loại nấm với nhiều màu sắc sặc sỡ, thu hút rất nhiều bạn trẻ là người địa phương, du khách đi trải nghiệm hái nấm, chụp hình, quay clip sống ảo để tung lên mạng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc như vụ việc nêu trên.

Nguyễn Dũng (TTXVN)
Vi khuẩn gây ngộ độc Botulinum tấn công cơ thể như thế nào?
Vi khuẩn gây ngộ độc Botulinum tấn công cơ thể như thế nào?

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc do Clostridium botulinum kéo dài từ 8 - 10 tiếng đồng hồ, nhưng cũng có trường hợp chỉ trong 4 tiếng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN