Kiểm soát môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2018 với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, ngày 4/6, tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo khoa học “Kiểm soát môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy”.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khai mạc hội thảo. Ảnh: Phạm Kha/TTXVN

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh hội thảo hướng tới mục tiêu đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy gây ra tại Việt Nam; đánh giá kết quả đạt được trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy; đề xuất giải pháp khoa học công nghệ, chính sách, cơ chế, tuyên truyền vận động hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững ở nước ta; có giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trao đổi, thảo luận về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng nhằm hạn chế sử dụng túi nilon ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, chất thải nhựa và túi nilon do con người xả thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào môi trường gây tác động đến chất lượng môi trường sống, sức khỏe con người, làm giảm diện tích ao, hồ, sông, suối; đồng thời gây cản trở dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước.

Với đặc tính bền vững trong tự nhiên khi thải ra môi trường, túi nilon phải mất hàng trăm năm mới bị phân hủy hoàn toàn, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, cản trở sự sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ sinh thái. Nếu đốt ni-lon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Ngày 11/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án “Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020”. Các bộ, ngành cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, đối với chất thải nhựa và túi nilon nhưng hiệu quả chưa cao.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, cần có thêm chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ những loại bao bì bằng chất liệu dễ phân hủy, tái sử dụng, thân thiện hơn với môi trường; áp dụng giải pháp của các quốc gia tiên tiến trên thế giới; tuyên truyền, vận động, thay đổi thói quen sử dụng túi, bao bì nhựa, nilon…

Phạm Kha (TTXVN)
20 năm mới tiêu huỷ được nhưng hàng trăm tấn nilon thải ra môi trường mỗi ngày
20 năm mới tiêu huỷ được nhưng hàng trăm tấn nilon thải ra môi trường mỗi ngày

Ô nhiễm môi trường do chất thải túi nilon hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Theo số liệu nghiên cứu gần đây, Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia xả rác hàng đầu ra biển, đóng góp tới 60% lượng rác thải nhựa trong các vùng biển trên thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN