Hành vi gian lận bảo hiểm thất nghiệp bị phạt như thế nào?

Hành vi gian lận bảo hiểm thất nghiệp theo Luật hình sự mới thì bị phạt như thế nào? Thế nào được coi là hành vi gian lận bảo hiểm thất nghiệp?

Làm thủ tục lĩnh bảo hiểm thất nghiệp tài sàn giao dịch vệ tinh huyện Đông Anh (Hà Nội).

Về vấn đề này, theo luật sư Mai Dung, hành vi gian lận Bảo hiểm thất nghiệp theo Bộ Luật Hình sự số: 100/2015/QH13 của Quốc Hội khóa 13 thông qua ngày 27/11/2015 thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù thời hạn thấp nhất từ 3 tháng đến mức cao nhất là 10 năm; có thể bị phạt phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.


Cụ thể, tại Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:


1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:


a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;


b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:


a) Có tổ chức;


b) Có tính chất chuyên nghiệp;


c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;


d) Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;


đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;


e) Tái phạm nguy hiểm.


3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:


a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500 triệu đồng trở lên;


b) Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.


4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.


Còn hành vi gian lận Bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 216 bao gồm lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; hoặc Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm thất nghiệp từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên.


XC/Báo Tin tức
Khi cấp thẻ BHYT cho người trên 80 tuổi, có được tự chọn đối tượng không?
Khi cấp thẻ BHYT cho người trên 80 tuổi, có được tự chọn đối tượng không?

Bạn đọc hỏi: Mẹ tôi trên 80 tuổi, đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, chữa bệnh ở Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh và phải thanh toán 20%, còn những người cao tuổi khác thì bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán 100%. Vậy, để mẹ tôi được hưởng BHYT của người trên 80 tuổi cần giấy tờ gì? Khi cấp thẻ BHYT có được tự chọn đối tượng không?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN