Hạn chế trò lừa đảo từ tin nhắn rác

Theo Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), thời gian qua, các thuê bao di động liên tục nhận các tin nhắn rác, quảng cáo có nội dung không lành mạnh, gây tò mò (bói toán, lô đề, v.v…), hoặc có dấu hiệu lừa đảo thông báo trúng thưởng, tặng nhạc chuông, hình ảnh, cài đặt GPRS. Nếu chủ thuê bao di động nhắn tin đến đầu số theo hướng dẫn thì lập tức bị trừ tiền.

Đại diện Thanh tra Bộ TT-TT cho hay: Hiện tại, có khoảng 200 công ty dịch vụ nội dung (CP-Content Provider) chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng kinh doanh các dịch vụ tin nhắn giải trí qua mạng di động. Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ trên mạng di động, các CP còn ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác (Sub-CP) để cùng cung cấp dịch vụ và ăn chia lợi nhuận. Cá biệt, nhiều CP hầu như không kinh doanh mà cho Sub-CP thuê lại đầu số.

Đối tượng phát tán tin nhắn rác thường sử dụng các Modem GSM/CDMA trị giá khoảng 1 triệu đồng, có lắp SIM điện thoại và được kết nối với máy tính có cài đặt phần mềm gửi/nhận tin nhắn. Thiết bị này mỗi giờ có thể tự động phát tán tin nhắn hàng loạt với tốc độ 1.000 tin nhắn/giờ.

Kết quả thanh tra của Bộ TT-TT cho thấy: Để tiết kiệm chi phí kinh doanh, tránh sự kiểm soát của Nhà nước, các CP và Sub-CP đã sử dụng hình thức nhắn tin quảng cáo từ các thuê bao di động trả trước, mà các thuê bao này đã đăng ký thông tin không chính xác. Chính sự dễ dãi này đã làm nảy sinh các thông tin quảng cáo không rõ ràng, thậm chí lừa đảo.

Đối tượng phát tán tin nhắn rác thường sử dụng các Modem GSM/CDMA trị giá khoảng 1 triệu đồng, có lắp SIM điện thoại và được kết nối với máy tính có cài đặt phần mềm gửi/nhận tin nhắn. Thiết bị này mỗi giờ có thể tự động phát tán tin nhắn hàng loạt với tốc độ 1.000 tin nhắn/giờ. Hiện nay còn có tình trạng một số website của nước ngoài cho phép giả mạo số điện thoại để nhắn tin từ Internet tới các thuê bao di động trong nước.

Theo cơ quan chức năng, đối tượng lừa đảo có nhiều thành phần, từ các cá nhân đến cả CP và Sub-CP với nhiều hình thức như: Lừa đảo nhắn tin nạp tiền vào các tài khoản game online, tài khoản thuê bao trả trước cho đối tượng lừa đảo… thông qua việc nhắn tin lừa đảo (ví dụ: Nhắn tin theo cú pháp ABC gửi xxxx để được tặng 200.000 đồng trong tài khoản); không niêm yết rõ ràng giá cước dịch vụ; tổ chức các chương trình nhắn tin trúng thưởng nhưng thực tế không có bất kỳ ai được trúng thưởng…

Để hạn chế tin nhắn rác, đại diện Bộ TT-TT đã đề xuất: Nhà nước cần xây dựng Nghị định quy định quản lý các trò chơi dự đoán trúng thưởng, bình chọn kết quả, quy chế trao giải trúng thưởng, mức giải thưởng trên mạng di động, trên Internet…; quy hoạch các đầu số dành cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, tin nhắn giải trí (theo hướng đầu số dành cho dịch vụ quảng cáo riêng, dịch vụ nội dung riêng), thu hồi các đầu số hiện các công ty thông tin di động tự ý cấp cho các CP. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thông tin di động phải sớm đưa ra các giải pháp kỹ thuật chống tin nhắn giả mạo được gửi đi từ Internet nhằm giúp người sử dụng phân biệt tin nhắn giả mạo, lừa đảo.

Minh Phương - Xuân Tùng
Cảnh giác để không bị mất nick chat

Thời gian gần đây tại Việt Nam rộ lên việc người sử dụng tin nhắn Yahoo! Messenger bị lừa đảo lấy mất nick chat (tên để trò chuyện). Đối tượng xấu đã mạo danh để lừa đảo bạn bè, người thân của nạn nhân, lấy tiền bằng cách vay tiền, mua thẻ nạp điện thoại…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN