Giáo dục cần gắn với văn hóa để hình thành nhân cách

Giáo dục phải gắn liền với văn hóa để hình thành nhân cách, đạo đức con người Việt Nam - Đó là ý kiến của rất nhiều đại biểu tại hội thảo "Giáo dục với việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" diễn ra ngày 22/1 tại Hà Nội, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức.

Giáo dục gắn liền với văn hóa để hình thành nhân cách, đạo đức con người. Ảnh: TTXVN


Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và thực trạng của giáo dục trong việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Các đại biểu đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường giáo dục nhân cách, đạo đức con người, văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Nhận xét về vị trí, vai trò của đạo đức, nhân cách con người hiện nay, các đại biểu đều cho rằng vấn đề đạo đức luôn là yêu cầu quan trọng, một số khảo sát tại các khu công nghiệp ở vùng Đông Nam bộ cho thấy, trong những yêu cầu được doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động thì đạo đức và kỷ luật là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu.

Tiến sỹ khoa học Đỗ Nhật Tiến cho rằng không thể tách rời việc xem xét giáo dục và văn hóa mà phải cùng xem xét hai khía cạnh này trên một bình diện. Văn hóa trong gia đình và văn hóa trong nhà trường đang có sự lệch pha, chưa đồng bộ với nhau. Nâng cao văn hóa học đường chính là vấn đề cốt lõi và việc thể chế hóa những vấn đề về văn hóa giáo dục, văn hóa nhà trường chính là giải pháp để giáo dục nhân cách, đạo đức con người hiện nay.

Giáo dục trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của giới trẻ. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nền nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Một số ý kiến cho rang hiện nay, việc gia đình chỉ quan trọng điểm số, coi điểm 7, 8 là sự kém cỏi, chỉ khi đứa trẻ đạt điểm 10 thì cha mẹ mới hài lòng, là tác nhân gây ra những bệnh thành tích sau này cũng như việc đứa trẻ chỉ coi trọng học hành mà quên đi việc tự rèn luyện đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống.

Giáo dục cũng được coi là giải pháp mang tính lâu dài và bền vững để tôn vinh và lưu truyền những giá trị vô giá của những di sản, di tích văn hóa, lịch sử, là kênh truyền thống có tính hiệu quả cao nhất. Thông qua những hoạt động ngoại khóa, những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần dần đưa những giá trị cốt lõi, hồn dân tộc đến từng người chủ tương lai của đất nước.

Các đại biểu cũng nêu ý kiến cần kết hợp giáo dục đạo đức trong gia đình với tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. Nhà trường phải luôn giữ gìn kỷ cương, nền nếp học đường, tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh, sinh viên hình thành và phát triển nhân cách của mình.


Ngọc Anh
Giáo dục phải chuyển sang đường ray khác
Giáo dục phải chuyển sang đường ray khác

Chúng ta tiến từ nền giáo dục nặng về truyền bá kiến thức, chạy theo thi cử sang nền giáo dục phải hình thành được năng lực cụ thể: Khả năng làm việc, khả năng sống, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các em. Đây là triết lý quan trọng của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về giáo dục đào tạo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN