Có thể công nhận giao dịch bằng sổ bảo hiểm xã hội điện tử từ năm 2026

Một điểm mới trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử sẽ thay thế bản giấy từ năm 2026.

Cụ thể, tại Điều 24, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất từ ngày 1/1/2026 thực hiện cấp số bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy chỉ được cấp khi người lao động yêu cầu.

Chú thích ảnh
Công nhân, lao động kiến nghị về công nhận bản điện tử bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID thay bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội chứa đựng những thông tin nhân thân cơ bản của người lao động, ghi nhận việc đóng, hưởng và giải quyết các chế độ theo quy định của Luật này.

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người bằng bản điện tử, bản giấy và có giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành như nhau.

Dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội được cập nhật chính xác, kịp thời, đối chiếu thông tin và quản lý theo quy định.

Chính phủ quy định chi tiết các yêu cầu trên và lộ trình hoàn thành việc cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử.

Còn tại Điều 25 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội cũng quy định: Hồ sơ, chứng từ sử dụng trong giao dịch điện tử thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành tương đương với giao dịch truyền thống.

Trong dịp Tháng Công nhân, tại các buổi đối thoại giữa công nhân lao động và chính quyền địa phương, nhiều ý kiến đã kiến nghị: Khi chốt sổ bảo hiểm xã hội vẫn cứ gửi số giấy cho Công ty rồi chuyển lên Cơ quan Bảo hiểm xã hội. Công ty chốt xong rồi lại chuyển về cho người lao động, hoặc người lao động phải đến lấy. Việc xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội vẫn cần gửi lên Cơ quan Bảo hiểm xã hội để xin dấu mà không được công nhận thông tin trích xuất từ VssID. Quá trình điện tử hóa cũng được thực hiện từ lâu. Quá trình xác nhận bằng bản giấy và không công nhận dữ liệu điện tử khiến doanh nghiệp và người lao động mất nhiều thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.

Tin, ảnh: XM/Báo Tin tức
Coi trọng bảo vệ an toàn dữ liệu trước nguy cơ tấn công mạng tống tiền
Coi trọng bảo vệ an toàn dữ liệu trước nguy cơ tấn công mạng tống tiền

Tấn công mạng mã hoá dữ liệu nhằm vào doanh nghiệp để đòi tiền chuộc là tình trạng đang gia tăng tại Việt Nam. Những tháng đầu năm 2024, đã có 4 vụ tấn công mã hoá dữ liệu gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN