Cấp thiết cứu những con tàu '67'- Bài 2: Quả ngọt và trái đắng

Khi Nghị định 67 hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng mới cả nghìn tàu cá đánh bắt thủy hải sản xa bờ được triển khai, ngư dân các tỉnh ven biển khấp khởi chờ mong chương trình phát huy hiệu quả, vừa nâng cao đời sống, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác thủy hải sản và góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Chính sách chưa từng có

Nhớ lại sự hứng khởi khi được các cấp chính quyền địa phương phê duyệt là đối tượng được vay vốn với nhiều ưu đãi đặc biệt khi vay vốn đóng tàu cá theo Nghị định 67, một số ngư dân tại Hậu Lộc, Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và Hoàng Mai, Diễn Châu, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) chia sẻ: Để được chọn, họ phải có kinh nghiệm bám biển, có “tên tuổi” tại địa phương.

Chú thích ảnh
Tàu thu mua TH 92568 - TS hiện đại bậc nhất tại Thanh Hóa mang nhiều kỳ vọng về hành trình vươn khơi, bám biển của người ngư dân nay cũng đành nằm bờ do hoạt động không hiệu quả.

Với thâm niên đi biển cả chục năm trở lên, những ngư dân được lựa chọn trong diện vay vốn của Nghị định 67 phải là người sở hữu con tàu gỗ lớn, là chủ tàu có nhiều chuyến ra khơi thành công, có doanh thu lớn, là chủ lực kinh tế trong gia đình.  

Theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) quy định yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu; lựa chọn đơn vị có đủ năng lực thiết kế, phê duyệt và công bố các thiết kế mẫu tàu đã được lựa chọn, công bố danh sách các cơ sở đóng tàu đủ điều kiện để ngư dân lựa chọn; chủ tàu đặt hàng đóng mới, nâng cấp tàu phải có tên trong danh sách phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể và có toàn quyền quyết định việc vay vốn, lựa chọn mẫu tàu, máy móc trang thiết bị, ngư lưới cụ, cơ sở đóng tàu, thỏa thuận về giá trị tàu với cơ sở đóng tàu để đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ. Trên cơ sở danh sách chủ tàu được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt, ngân hàng thương mại thẩm định Phương án vay vốn của chủ tàu để xem xét cho vay”; đồng thời dự toán được mang ra duyệt cũng theo yêu cầu từ địa phương.

“Làm nghề biển là phải ướt mái chèo. Khô mái chèo là đói nên chúng tôi luôn xác định bám biển là “sứ mệnh” của mình” - ngư dân Nguyễn Văn Quang (xã Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá) chia sẻ. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, con tàu "67” ký hiệu TH92688 của anh Quang đã vươn khơi xa các tỉnh miền Trung, gắn bó với sứ mệnh bám biển, khẳng định chủ quyền vùng thủy hải sản Việt Nam kể từ đó.

Tại Quảng Trị, ông Bùi Đình Thủy, Tổ trưởng Tổ tự quản Giao Hải, chủ tàu QT-90709TS, huyện Gio Linh (Quảng Trị) cho biết: Năm 2017, gia đình ông vay của ngân hàng 1 tỷ đồng cộng với kinh phí của gia đình 5 tỷ đồng, đã đóng mới được con tàu theo Nghị định 67 với công suất 600 mã lực vươn khơi đánh bắt thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

“Đóng con tàu '67' là mình được sở hữu cái gì cũng mới hết, nên đi biển rất yên tâm và vững vàng, không sợ gì hết. Kinh nghiệm đi tàu từ năm 16 tuổi trên những chiếc tàu công suất 20 mã lực, rồi đến nay là tàu '67’ với 600 mã lực nên từ tâm lý đến tay nghề cũng yên tâm hơn. Có con tàu càng lớn, mình càng vững tin, tin tưởng sẽ trả được khoản vốn vay”, ông Bùi Đình Thủy chia sẻ.

Nghị định 67 ra đời năm 2014 với, với mục tiêu lớn là tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngư dân xây dựng được một đội tàu cá vững mạnh hơn để vươn khơi xa và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Theo đó, Nghị định này có cơ chế hỗ trợ tương đối toàn diện để phát triển ngành thủy sản nói chung, đặc biệt hỗ trợ đóng mới tàu cá công suất lớn, có khả năng hoạt động khai thác xa bờ dài ngày với trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Đặc biệt, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 0- 95% tổng giá trị đầu tư và hạn vay tới 11 -16 năm với lãi suất thấp nhất là 1-3%/năm. Có thể nói đây là cơ chế tín dụng chưa từng có trong ngành nông - nghiệp.

Chia sẻ về những mặt đã đạt được của Nghị định 67, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân khẳng định: Nhờ Nghị định 67, trong giai đoạn 2015 - 2020 đã có 16 dự án được đầu tư với kinh phí là 3.604,8 tỷ đồng, bao gồm: Đầu tư dự án nâng cấp cảng cá; khu neo đậu tránh trú bão; hạ tầng nuôi trồng thủy sản; chương trình giống thủy sản.

Kết quả đầu tư của Nghị định 67 đã góp phần nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cảng cá, lượng hàng qua cảng tăng thêm 55.000 tấn/năm; công suất khu neo đậu tránh trú bão tăng thêm hơn 2.200 tàu; diện tích nuôi trồng thủy sản tăng thêm khoảng 4.140 ha.

Các địa phương đã tổ chức đào tạo, hướng dẫn thuyền viên tàu cá cho 3.779 thuyền viên. Các tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã thực hiện hỗ trợ 3.740 chuyến biển cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính là từ 400 mã lực trở lên.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, đại diện Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết: Từ năm 2014 đến ngày 31/12/2017 (thời điểm dừng thực hiện ký kết mới hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu), Bốn ngân hàng thương mại (NHTM) là Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank đã ký hợp đồng tín dụng đối với ngư dân để cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu, trong đó đóng mới là 1.031 tàu (tàu vỏ thép là 359 chiếc, tàu vỏ gỗ là 574 chiếc và tàu vỏ composite là 98 chiếc) và nâng cấp 146 tàu cá vỏ gỗ (chiếm 45,2% tổng số tàu cần đóng mới Bộ NN&PTNT phân bổ cho các địa phương giai đoạn 2014 - 2020) với tổng số tiền cam kết cho vay đạt trên 11.700 tỷ đồng. Đến cuối Quý II/2022, tổng dư nợ chương trình đạt 9.450 tỷ đồng.

Ngày 31/12/2017 là thời điểm dừng thực hiện ký kết mới hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá. Bốn ngân hàng thương mại (NHTM) là Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank đã ký hợp động tín dụng với tổng số tiền cam kết cho vay trên 11.700 tỷ đồng để cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu, trong đó đóng mới là 1.031 tàu (tàu vỏ thép là 359 chiếc, tàu vỏ gỗ là 574 chiếc và tàu vỏ composite là 98 chiếc) và nâng cấp 146 tàu cá vỏ gỗ.

“Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 67, mục tiêu hiện đại hóa tàu cá bước đầu đã đạt được, số lượng tàu khai thác gần bờ giảm 13,2%; số lượng tàu cá khai thác xa bờ tăng 20,1% so với năm 2014; tai nạn tàu cá giảm đáng kể; góp phần tích cực bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển; nhiều mô hình liên kết sản xuất trên biển đã hình thành và phát triển”, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).

Theo Tổng cục Thủy sản, ngoài việc ngư dân được hưởng lợi vay vốn có hỗ trợ lãi suất, nhiều tàu còn được hưởng chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư; chính sách cho vay vốn lưu động; các chính sách bảo hiểm hay chính sách hỗ trợ đào tạo hướng dẫn thuyền viên; hỗ trợ duy tu, sửa chữa định kỳ; hỗ trợ vận chuyển hàng hóa.

Đối với các chính sách bảo hiểm, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 116/2014, trong đó chỉ định 4 doanh nghiệp bán bảo hiểm cho tàu cá và ngư dân. Theo đó, hỗ trợ phí bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ 39.189 tàu, hỗ trợ 900,71 tỷ đồng; hỗ trợ phí bảo hiểm thuyền viên là 410.532 lượt người, hỗ trợ 123,12 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ đào tạo hướng dẫn thuyền viên. Các địa phương đã tổ chức đào tạo, hướng dẫn thuyền viên tàu cá cho 3.779 thuyền viên với kinh phí là 17,49 tỷ đồng. Các địa phương đã hỗ trợ duy tu, sửa chữa định kỳ cho 35 tàu cá với kinh phí hơn 4,9 tỷ đồng.

Các tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đã hỗ trợ 3.740 chuyến biển với số tiền là 155,54 tỷ đồng cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 400 mã lực trở lên.

“Đội hình mạnh” 1.177 chiếc tàu "67” là nguồn cảm hứng để phát triển đội tàu cá đánh bắt xa bờ trên cả nước. Thống kê của Tổng cục Thủy sản, đội tàu cá đánh bắt xa bờ từ 22.000 chiếc năm 2014 đã tăng lên trên 31.000 tàu năm 2021 với công suất lớn, trang thiết bị hiện đại về kỹ thuật và công nghệ.

Ra khơi gặp “sóng to”

Chính sách ưu việt với những mục tiêu lớn như vậy, nhưng bên cạnh những thành quả đạt được ban đầu, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những “chướng ngại vật” khi các con tàu "67" ra khơi…

Chia sẻ về hoạt động của các tàu "67” trên địa bàn, ông Lê Văn Sáng - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết: “Thanh Hóa có 58 tàu '67' (trong đó có 23 tàu vỏ thép và 35 tàu vỏ gỗ) thì tới nay đã có 20 tàu trong số đó bị ngân hàng khởi kiện chủ tàu và tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản. Con số 38 tàu còn lại đang hoạt động bình thường, tuy nhiên theo báo cáo từ các ngân hàng, các tàu này đều đang hạn chế trong trả nợ. Đây thực sự là một thực tế đầy xót xa bởi mọi ngư dân đều mong muốn đóng tàu, ra khơi hoạt động có hiệu quả.”

Chú thích ảnh
Trang thiết bị trên chiếc tàu cá trị giá tới hàng chục tỷ đồng khi xưa nay nằm ngổn ngang trên những boong tàu hoen gỉ.

Chỉ tính riêng tại Sầm Sơn, trong số 18 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 (17 tàu khai thác, 1 tàu dịch vụ hậu cần), trải qua 8 năm đã có 4 tàu ngân hàng buộc phải bán đấu giá, 7 chủ tàu đang bị ngân hàng khởi kiện vì chậm trả lãi và gốc (trong đó có 1 tàu chìm). Hiện chỉ còn 6 tàu đang khai thác, 1 tàu cho ngư dân Nghệ An thuê.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Vũ Đình Chinh - Trưởng phòng kinh tế Thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, dựa trên thực tế hơn 7 năm đưa tàu "67” vào khai thác, đối với các tàu vỏ gỗ, đây là phương tiện truyền thống của bà con ngư dân nên từ quá trình thiết kế, chất lượng đóng tàu đến vận hành tàu đảm bảo chất lượng an toàn. Hiệu quả của các tàu gỗ bước đầu cho thấy có hiệu quả kinh tế. Đảm bảo việc trả nợ gốc, lãi cho các ngân hàng thương mại vay vốn đóng mới.

Trong khi đó, tàu vỏ thép là tàu vật liệu vỏ mới. Do đó, ngư dân chưa quen trong quá trình thiết kế, đánh giá chất lượng của vật liệu khi đóng tàu cũng như vận hành và cứu hộ khi có sự cố xảy ra. Tính đến hiện tại, các tàu hoạt động hiệu quả chưa cao.

Theo đánh giá sơ bộ, một số tàu thép khi mới đưa vào hoạt động sản xuất gặp nhiều sự cố về thiết bị vận hành trên tàu như: Hệ thống hầm bảo quản không đảm bảo, hệ thống điện, máy tời, máy phát, sơn bong tróc phải sơn lại… Vì thế, nhiều tàu không khai thác sản xuất được theo lộ trình, mất thời gian sửa chữa dẫn đến việc khó khăn trong việc hoàn vốn và trả lãi ngân hàng như dự định.

Cũng theo ông Chinh, tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 là những tàu có công suất lớn từ 800 mã lực trở lên. Tuy nhiên, hiện nay việc bồi lắng cát tại khu vực ra, vào cảng cá Lạch Hới (phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn) ngày một gia tăng. Khu vực đậu đỗ cảng cá Lạch Hới không đáp ứng được nhu cầu đậu đỗ các phương tiện tàu thuyền có công suất lớn tại địa bàn đặc biệt là các tàu vỏ thép. Việc thiếu cảng neo đậu dẫn đến mỗi lần khai thác, thu mua dịch vụ hậu cần nghề cá gặp nhiều bất cập trong việc ra vào cảng làm cho giá trị khai thác, thu mua bị tổn thất. Nhiều tàu vỏ sắt công suất lớn phải chờ đợi nước dâng mới có thể ra, vào khu vực cảng.

Tại Nghệ An, ông Chu Quốc Nam - Phó Chi cục trưởng Thủy sản Nghệ An cho biết: Tính đến ngày 30/7/2022, trên địa bàn Nghệ An đã triển khai thực hiện cho vay hỗ trợ phát triển thủy sản theo Nghị định 67 đối với 104 chủ tàu với tổng số tiền đã giải ngân là hơn 859 tỷ đồng.

Trong đó, ngoại trừ 30 tàu (chiếm hơn 28 %) hoạt động có hiệu quả, trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng cam kết và 6 tàu gặp rủi ro đã tất toán khoản vay, số tàu còn lại đều hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, không trả được nợ theo cam kết.

Hiện tại, số tàu "67” của Nghệ An đã chuyển thành nợ xấu là 62 tàu (chiếm gần 60%) với tổng giá trị nợ xấu là hơn 420 tỷ đồng, chiếm 72% tổng số dư nợ vay theo Nghị định 67.

Hiện các ngân hàng đã khởi kiện hoặc cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thu hồi vốn cho ngân hàng 32 tàu. Trong đó có 7 tàu đã được đấu giá thành công.

Đại diện Chi cục Thủy sản Nghệ An lý giải: Sau giai đoạn đầu thực hiện Nghị định 67, làm ăn thuận lợi, các chủ tàu cơ bản chấp hành nghiêm túc, có trách nhiệm trong việc trả nợ, tuy nhiên từ cuối năm 2019 đến nay do hiệu quả đánh bắt hải sản không cao nên việc trả nợ của các chủ tàu gặp khó khăn.

Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm: Nguồn lợi thủy sản suy giảm đáng kể, các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ngày càng suy giảm. Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, thời gian bám biển giảm, thiếu nguồn lao động khai thác. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp làm giảm giá thành sản phẩm đầu ra, trong khi giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lại tăng cao như giá nhiên liệu, đá lạnh... sản phẩm từ khai thác không xuất khẩu được. Ngư trường khai thác truyền thống bị hạn chế do Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết ngày 25/12/2000 đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2020.

Ngoài ra, các tàu cá đã tham gia Nghị định 67 hoạt động khai thác trong khoảng 7 năm, vỏ tàu (đặc biệt các tàu vỏ thép), máy tàu, trang thiết bị, ngư cụ xuống cấp, hư hỏng cần phải sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, duy tu hàng năm cần chi phí lớn.

Bên cạnh nhiều lý do khách quan, thời điểm như ảnh hưởng bởi giá xăng dầu, dịch COVID-19 thì khoảng trống kinh nghiệm vận hành tàu cá lớn cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu cao hơn về duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị hiện đại là những nguyên nhân dễ thấy nhất ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc đưa vào khai thác tàu "67”.

Clip cơ quan chức năng một số địa phương lý giải những khó khăn trong việc hỗ trợ các tàu cá “67”:

Chia sẻ về hoạt động của các tàu "67” trên địa bàn, ông Lê Văn Sáng - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết: “Thanh Hóa có 58 tàu 67 (trong đó có 23 tàu vỏ thép và 35 tàu vỏ gỗ) thì tới nay đã có 20 tàu trong số đó bị ngân hàng khởi kiện chủ tàu và tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản. Con số 38 tàu còn lại đang hoạt động bình thường tuy nhiên theo báo cáo từ các ngân hàng, các tàu này đều đang hạn chế trong trả nợ. Đây thực sự là một thực tế đầy xót xa bởi mọi ngư dân đều mong muốn đóng tàu, ra khơi hoạt động có hiệu quả.”

Chỉ tính riêng tại Sầm Sơn, trong số 18 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 (17 tàu khai thác, 1 tàu dịch vụ hậu cần), trải qua 8 năm đã có 4 tàu ngân hàng buộc phải bán đấu giá, 7 chủ tàu đang bị ngân hàng khởi kiện vì chậm trả lãi và gốc (trong đó có 1 tàu chìm). Hiện chỉ còn 6 tàu đang khai thác, 1 tàu cho ngư dân Nghệ An thuê.

Lý giải nguyên nhân của việc nhiều tàu "67” làm ăn thua lỗ, Sở NN&PTNT Thanh Hóa chỉ ra một số nguyên nhân. Đó là, sản lượng khai thác thấp, hiệu quả chuyến biển thấp. Nhiều chủ tàu chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, cố tình chây ỳ, thiếu trung thực trong việc khai báo thu nhập thực tế với ngân hàng để trả nợ, có tư tưởng ỷ lại vào chính sách. Ngoài ra, chi phí chuyến biển gia tăng do giá nguyên liệu tăng cao, thiếu lao động tham gia hoạt động khai thác cũng dẫn tới tình trạng một số tàu cá nằm bờ…

Bài 3: Ngư dân khát khao bám biển

Bài, ảnh, clip: Phương Sơn/Báo Tin tức
Thay thế Nghị định 67 - Bài 1: Nợ xấu ở mức cao
Thay thế Nghị định 67 - Bài 1: Nợ xấu ở mức cao

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) được ban hành nhằm khẩn trương xây dựng một đội tàu đánh bắt xa bờ hiện đại vừa phát triển kinh tế biển, vừa khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nghị định 67 có cơ chế hỗ trợ tương đối toàn diện để phát triển ngành thủy sản nói chung, đặc biệt hỗ trợ đóng mới tàu cá công suất lớn, có khả năng hoạt động khai thác xa bờ dài ngày với trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN