Cảnh báo tình trạng nuôi sâu gạo

Ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long vừa phát hiện một số hộ dân ở xã Long An, huyện Long Hồ, nuôi sâu Super Worm hay còn gọi là sâu gạo.

 

Điều đáng quan tâm là loài sâu này rất phàm ăn và chưa có tên trong danh sách cây trồng vật nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Sâu Super Worm nhìn bằng mắt thường thì cũng có thể thấy rằng chúng rất phàm ăn. Chúng có thể ăn các loại trái cây, rau, củ thậm chí là xương động vật.

 

Bà Nguyễn Thị Dòi - một trong những hộ nuôi cho biết, loại sâu này ăn khá nhiều thứ, chu kỳ chuyển hóa từ nhộng thành sâu lại khá nhanh. Tháng 2 năm nay, qua lời giới thiệu của người quen, bà mua về nuôi thử. Sau bốn tháng, 3 kg sâu ban đầu đã được nhân lên thành 400 kg. Thị trường tiêu thụ là những người nuôi cá kiểng, chim cảnh ở Cần Thơ, TP.HCM và các khu vực lân cận.

 

Theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, trên địa bàn hiện đang có 9 hộ nuôi loại sâu trên. Đây là loài ngoại lai không có tên trong danh mục cho phép nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Ngày 24/4, Cục bảo vệ thực vật đã ban hành công văn nghiêm cấm mọi hành vi vận chuyển, nhân nuôi, buôn bán, phóng thích sâu Super Worm. Tuy nhiên, tại một số địa phương, sâu Super Worm vẫn được nuôi khá phổ biến nhất là những hộ nuôi chim, cá cảnh.

 


Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

 

VTV

Sinh vật ngoại lai đe dọa mùa màng ở Hậu Giang
Sinh vật ngoại lai đe dọa mùa màng ở Hậu Giang

Các loài sinh vật ngoại lai như cá lau kính, rùa tai đỏ và ốc bươu vàng đã có mặt khắp đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ… ở tỉnh Hậu Giang, gây hại cho cây trồng vật nuôi và cạnh tranh gây gắt với các loại thủy sản bản địa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN