Báo động tảo hôn và kết hôn cận huyết thống

Hiện nay, tại các buôn, làng của người đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Kon Tum đang diễn ra tình trạng cưới chồng, lấy vợ từ rất sớm, chưa đủ tuổi thành niên theo quy định của Nhà nước. Cá biệt có một số người đồng bào kết hôn cận huyết thống gây ảnh hưởng xấu đến nòi giống và ảnh hưởng công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

 

 Y Hluôn trú tại làng Krem, Xã Rờ Cơi, huyện Sa Thầy  năm nay 19 tuổi, đã sinh 2 cháu, cháu đầu Y Thu 3 tuổi, cháu Y Tè mới 1 tháng tuổi đang địu trên lưng còn đỏ hỏn. Nguồn: laodong



Theo thống kê từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Kon Tum, trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Kon Tum có trên 100 cặp tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; trong đó, huyện Ngọc Hồi là một trong các địa phương có số cặp tảo hôn lớn nhất với trung bình mỗi năm có đến 39 cặp tảo hôn.

Tình trạng tảo hôn diễn ra tại các địa phương vùng sâu, vùng xa và ít có sự quản lý và quan tâm của ngành chức năng. Hầu hết các bạn trẻ bỏ học để kết hôn ít khi báo với chính quyền địa phương, đến khi chính quyền biết thì “chuyện đã rồi”.

Tại địa bàn xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, nhiều trẻ chỉ từ 15 – 16 tuổi là đã “bắt chồng” như: Y Hluôn (làng Krem) cưới chồng từ tuổi 15, còn ông xã của Y Hluôn mới tốt nghiệp cấp PTTH.

Trường hợp trẻ Y Ă trú tại làng Khúc Long, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), bỏ học, bắt chồng năm 14 tuổi, năm 15 tuổi sinh con, nhưng không biết nuôi nấng nên cháu đã mất; Y Che sinh năm 1996, trú tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi nhưng đến năm 2011 đã “bắt chồng” nhưng Y Che không báo chính quyền địa phương...

Cũng như vậy, ở các địa bàn khác như Đăk Ui, huyện Đăk Hà; Măng Cành, huyện Kon Plông ... cũng “nóng” với tình trạng tảo hôn.

Ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chi cục trưởng, Phụ trách Chi cục dân số tỉnh Kon Tum xác định giải pháp: Trong những năm tiếp theo, để ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, Chi cục dân số mở rộng hoạt động tuyền thông về cơ sở, truyên truyền cho người dân thấy được tác hại về mặt kinh tế gia đình cũng như trong xã hội.

Bên cạnh đó, Chi cục tham mưu UBND tỉnh, Tổng Cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình hỗ trợ kinh phí để mở rộng hoạt động trên địa bàn. Thời gian tới, Chi cục dự kiến triển khai mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết giai đoạn 2011-2015.

TTXVN/ Tin Tức

Nhân rộng mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn

Sau khi thực hiện có hiệu quả mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại 4 xã vùng sâu là Đắk Liêng, Bông Krang (huyện Lắk), Ea Kênh, Ea Phê (huyện Krông Pắk), đến nay tỉnh Đắk Lắk đã nhân rộng ra 11 xã trên địa bàn các huyện Krông Ana, Krông Pắk, Lắk.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN