Giáo dục giới trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội:

Bài 2: Giới trẻ có thiếu các sân chơi lành mạnh?

Nếu các trường CĐ, ĐH chỉ là nơi để học tập kiến thức mà không phải phát triển được các sân chơi phù hợp thì giới trẻ sẽ có xu hướng tự tìm kiếm các sân chơi khác ở bên ngoài, điều này cũng tạo khoảng trống để tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào giới trẻ.

Sinh viên Học viện Ngân hàng Tôn Ngọc Khánh: Các hoạt động ngoại khóa rất cần thiết

Em đã thấy nhiều trường hợp các bạn từ chỗ học hành giỏi giang, ngoan ngoãn rồi sau đó sa ngã, bị đình chỉ học tập, buộc thôi học một cách rất đáng tiếc. Giới trẻ đầu tiên cần tự tìm hiểu và ý thức được tác hại và sự nguy hiểm của ma túy và các tệ nạn xã hội. Thứ hai, không a dua theo bạn bè, đua đòi theo những thói quen xấu của bạn bè.

Chú thích ảnh

Chưa chắc toàn bộ những người dùng ma túy trong lễ hội âm nhạc vừa qua là tự sử dụng mà có thể họ đã bị lôi kéo, dụ dỗ hoặc sử dụng theo tâm lí đám đông, dù đã biết trước tác hại phá hủy thần kinh của những chất ma túy này.

Do đó, theo em, các nhà trường cần tạo ra nhiều sân chơi bổ ích thu hút sinh viên hơn nữa. Học tập là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi sinh viên, nhưng đó cũng không nên là điều duy nhất. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa không những góp phần làm tăng hiệu học quả học tập mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường sức khỏe thể chất, cũng như mang đến những kinh nghiệm bổ ích và quý giá cho cuộc sống sau này. 

Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trần Tiến Dũng: Thiếu hiểu biết về tệ nạn xã hội thì khả năng chống đỡ sẽ yếu

Theo em, nguy cơ sa ngã của giới trẻ ngày nay cao hơn trước rất nhiều. Bởi vì, không gian giao lưu tác động tới sinh viên, học sinh rộng hơn cùng với sự phát triển của mạng xã hội, công nghệ thông tin. Như vậy, thông tin tích cực và cả tiêu cực tác động đến giới trẻ cũng nhiều hơn và dễ dàng hơn. Trong khi đó, những kiến thức quan trọng và cần thiết như: hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống... thì chưa đầu đủ. Bản thân em cũng chưa hiểu rõ ràng về các chất kích thích bị cấm.

Chú thích ảnh

Trường của em hằng năm đều có rất nhiều hoạt động như học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có các bản tin trong học viện để tuyên truyền sinh viên tránh xa tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy.

Tuy nhiên, để miễn nhiễm khỏi các hư tật xấu, các hoạt động tuyên truyền này cần được tăng cường nhiều hơn, hình thức tuyên truyền cũng cần hấp dẫn hơn. Có thể tổ chức nhiều diễn đàn trao đổi về tệ nạn xã hội để các bạn sinh viên được cùng nhau trao đổi và từ đó có cách phòng tránh.

Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Lâm nghiệp Hà Nội Nguyễn Duy Vượng: Việc tổ chức sân chơi bổ ích là thách thức không nhỏ

Sinh viên hiện nay bị tác động nhiều từ xã hội. Vô vàn những cạm bẫy hấp dẫn, chờ đón các em ở ngoài cổng trường đại học. Đó là những ngày dài chơi game, nợ nần, trộm cắp, ma túy dưới nhiều dạng thức khác nhau… Những tệ nạn này tác động đến nhân cách của các em. Đây cũng chính là thách thức của Hội sinh viên khi tổ chức các hoạt động để thu hút sinh viên tham gia.

Hàng năm, trường đều tạo các câu lạc bộ mới để sinh viên tham gia dựa trên việc khảo sát sở thích của các em. Bên cạnh đó, Hội sinh viên đổi mới hoạt động theo “trend” để các em bắt nhịp một cách tự nguyện. Ngoài các câu lạc bộ truyền thống như: tình nguyện, khoa học… thì các câu lạc bộ theo sở thích như nhiếp ảnh, khởi nghiệp, học thuật, nhảy, khiêu vũ… thu hút được sinh viên hơn. Bên cạnh đó, những hoạt động thể thao lành mạnh được tổ chức với nhiều giải thưởng cũng khuyến khích được sinh viên.

Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh, trước sự bùng nổ của Internet và các vấn đề xã hội hiện nay, việc tổ chức sân chơi ở trong trường đại học cho sinh viên quả thực là thách thức không nhỏ với chúng tôi.

Giải bóng đá do Hội Sinh viên ĐH Thủy lợi tổ chức thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.

Chủ tịch Hội sinh viên, Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Thủy lợi Hà Nội Nguyễn Công Viễn: Khó ép tham gia nếu hoạt động không hấp dẫn

Để thu hút được sinh viên tham gia hoạt động của Đoàn, Hội là rất khó. Những hoạt động quy mô đều có kinh phí bồi dưỡng vậy mà có bạn còn không tham gia. Thậm chí, các bạn còn nói: “Em đến trường để đi học chứ không phải để tham gia nhiều hoạt động chung”.

Để đổi mới hoạt động, Đoàn, Hội sinh viên nhà trường đã mở hàng loạt các câu lạc bộ như:  Phát triển kỹ năng doanh nhân tương lai, hiến máu, tình nguyện… để các em đăng ký. Tuy nhiên, 18 tuổi là các em đã có trách nhiệm với chính mình. Việc ép là rất khó.

Sinh viên năm nhất ĐH Dược Hà Nội Võ Linh Nga: Không để thời gian chết cho những hoạt động vô bổ

Bài cuối: Hướng giới trẻ vào các hoạt động bổ ích để tránh nguy cơ sa ngã

Hoàng Dương - Lê Vân/Báo Tin tức
Bài 1: Nhiều khoảng trống khiến tệ nạn xã hội dễ xâm nhập giới trẻ
Bài 1: Nhiều khoảng trống khiến tệ nạn xã hội dễ xâm nhập giới trẻ

Bảy thanh niên chết trong lễ hội âm nhạc tại Hà Nội vừa qua không ai trong số họ quá 30 tuổi. Một số người mới tốt nghiệp THPT hoặc đang là sinh viên. Những thanh niên này đều dương tính với ma túy. Sự việc này phản ánh một thực tế, giới trẻ hoàn toàn có thể bị sa ngã nếu không được giáo dục để tránh xa các tệ nạn xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN