Trung Quốc kỳ vọng phát triển vệ tinh laser 'sát thủ tàu ngầm'

Trung Quốc đang phát triển loại vệ tinh phóng tia laser với sức mạnh kỳ vọng có thể phát hiện một mục tiêu đang lặn sâu 500m dưới nước.

Dự án có tên Guanlan này được khởi động từ tháng 5 tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Hàng hải Quốc gia Trung Quốc ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết nhiều bộ phận quan trọng của vệ tinh này đang được nghiên cứu hoàn thiện tại hơn 20 viện nghiên cứu và trường đại học khắp Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Đồ họa về loại vệ tinh săn tàu ngầm của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Dự án Guanlan của Trung Quốc được đánh giá là khá tham vọng bởi các nhà nghiên cứu của các quốc gia khác đã từng phải dành hơn nửa thế kỷ để tạo loại laser có thể săn tàu ngầm.

Về lý thuyết, khi tia laser chạm được đến tàu ngầm, sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi. Khi này, máy tính và cảm biến sẽ phân tích để xác định vị trí, tốc độ và hình dạng của mục tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế, công nghệ này có thể bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng như nước mờ đục, sương mù, mây, các loài sinh vật biển...

Thí nghiệm do Mỹ và Liên Xô trước đây từng thực hiện chỉ thu được kết quả khả quan nhất là laser phát hiện mục tiêu ở vị trí 100m dưới mặt nước biển. Trong thời gian gần đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và quân đội nước này đã cùng phát triển thiết bị có thể phát hiện mục tiêu ở vị trí cách mặt nước biển 200m.

Tuy được đánh giá là khó khả thi nhưng theo nguồn thạo tin của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Chính phủ Trung Quốc vẫn đồng ý rót vốn cho dự án Guanlan bởi đội ngũ nghiên cứu đang triển khai một phương thức nghiên cứu đầy sáng tạo chưa từng được thử trước đây.

Theo đó, thiết bị phát laser năng lượng cao sẽ phóng ra các chùm laser nhiều màu sắc hoặc tần số khác nhau để giúp thiết bị cảm biến nhận được nhiều thông tin phản hồi hơn. Thiết bị này được kết hợp với radar bước sóng cực ngắn tích hợp trên vệ tinh đã xác định mục tiêu tốt hơn.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay vào công nghệ chống ngầm. Năm 2017, các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định đã sáng chế công nghệ phát hiện từ tính có thể 'bắt gọn' những vật thể kim loại như tàu ngầm. Ngoài ra, Trung Quốc còn nghiên cứu thiết bị cảm ứng có thể “đánh hơi” được xung lực bất thường tàu ngầm tạo ra khi di chuyển trong nước.

Chương trình nói trên là một bước tiến nữa của trong nỗ lực phát triển năng lực do thám biển sâu của Trung Quốc.

Hà Linh/ Báo Tin tức
Cảnh tượng kinh hoàng mặt đất 'hóa lỏng' trong trận động đất-sóng thần ở Indonesia
Cảnh tượng kinh hoàng mặt đất 'hóa lỏng' trong trận động đất-sóng thần ở Indonesia

Một gia đình Indonesia đã hốt hoảng tháo chạy cảnh tượng đáng sợ trước mắt là sóng thần và động đất khiển mặt đất “hóa lỏng”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN