Tên lửa đất đối không PAC-3 được vận chuyển tới căn cứ quân sự ở Kaita, tỉnh Hiroshima ngày 12/8. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo tài liệu mà hãng Kyodo có được, cho tới nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản vẫn dựa vào các hãng sản xuất lớn nhằm sản xuất trong nước các thiết bị cho SDF. Tuy nhiên, hiện bộ này cũng khai thác và kết hợp công nghệ của các công ty nhỏ, như sản xuất vải dệt cho quần áo bảo hộ.
Động thái này nhằm mục đích ngăn chặn sự rò rỉ công nghệ tới các quốc gia khác như Mỹ và Trung Quốc, các nước đang muốn có được công nghệ của Nhật Bản để sử dụng cho mục đích quân sự.
Theo tài liệu trên, hồi tháng 12/2016, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã tổ chức một triển lãm tại Tokyo về các sản phẩm của công ty vừa và nhỏ có tiềm năng ứng dụng quân sự.
Tài liệu mô tả triển lãm này nhằm "tìm ra các công ty hiện không có liên hệ với ngành công nghiệp quốc phòng nhưng lại sở hữu các công nghệ tiên tiến, đồng thời tạo ra các cơ hội cho phép họ tiến vào ngành công nghiệp quốc phòng".