Iran lập kế hoạch sản xuất đội tàu chiến-tuần dương hạng nặng riêng

Năm 2021, Iran đã giới thiệu một số tàu chiến sản xuất trong nước, bao gồm tàu khu trục Alvand, 4 tàu ngầm Martoob al-Sabehat 15 Type và 110 xuồng cao tốc chiến đấu.

Chú thích ảnh
Một nhóm tàu chiến của Hải quân Iran. Ảnh: Tasnim 

Ngày 23/5, Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Shahram Irani tiết lộ nước này đang lên kế hoạch sản xuất các tàu chiến-tuần dương hạng nặng và thành lập một nhóm đặc nhiệm hải quân để làm các nhiệm vụ ở nước ngoài.

Phát biểu với các phóng viên, ông Shahram Irani cho hay đội tàu chiến-tuần dương sẽ được phát triển theo lộ trình do Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, người cũng là Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Iran, vạch ra.

Đối với nhóm đặc nhiệm, lực lượng này sẽ có sự tham gia của 11 tàu chiến, giúp tăng cường khả năng hoạt động của Hải quân Iran.

Ngoài ra, giới chức Iran cũng sẽ thành lập các sư đoàn hải quân sử dụng máy bay không người lái, cùng với phát triển các tàu trinh sát và tàu tác chiến điện tử.

Tuyên bố trên được đưa ra vài tuần sau khi ông Irani thông báo quá trình sản xuất hai tàu khu trục nội địa là Zagros và Damavand-2 đã đạt được những tiến bộ đáng kể và sẽ được đưa vào phục vụ trong tương lai gần.

Năm ngoái, Chuẩn Đô đốc Shahram Irani cam kết các tàu chiến của Iran sẽ được trang bị tên lửa phòng không nâng cấp để có thể chiến đấu với máy bay và tên lửa của đối phương ở tầm xa hơn hiện tại.

Tehran đã và đang đầu tư đáng kể vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nước. Lĩnh vực này đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu sau khi cộng đồng quốc tế cấm nước này mua vũ khí nước ngoài cho đến tháng 10/2020.

Trong thời gian đó, Iran đã cố gắng giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp quốc phòng nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực, điển hình như chế tạo máy bay không người lái và máy bay chiến đấu, phát triển và sản xuất vũ khí nhỏ, tàu chiến, tên lửa và hệ thống phòng không.

Đức Trí/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Liệu châu Phi có thể thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu?
Liệu châu Phi có thể thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu?

Châu Âu đang chật vật tìm kiếm nguồn khí đốt thay thế nguồn cung từ Nga, trong bối cảnh các nước phương Tây đẩy mạnh trừng phạt ngành dầu khí nước này liên quan tới xung đột tại Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN