Triển lãm “Dó Việt xưa - nay” là hoạt động mở màn cho các sự kiện văn hóa diễn ra tại khu vực phố cổ Hà Nội dịp 30/4 và 1/5.
Tại đây, các nghệ nhân và thợ thủ công từ các làng nghề Dương Ổ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội)… đã lần lượt giới thiệu với khách thăm quan về chất liệu, công cụ chế tác, văn hóa phẩm xưa và nay trên giấy dó. Triển lãm còn kéo dài đến ngày 25/5.
Các công đoạn làm ra giấy dó được nghệ nhân trình diễn tại triển lãm "Dó Việt xưa - nay" thu hút sự quan tâm của khách tham quan:
Nghề làm giấy dó của người Việt ra đời từ rất lâu và cung cấp giấy cho nhiều nhu cầu khác nhau trong xã hội Việt xưa, đặc biệt là in ấn kinh sách, viết chữ Hán, Nôm, in tranh dân gian, dùng làm sắc phong trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Triển lãm giới thiệu về chất liệu, cách thức chế tác, văn hóa phẩm và các sáng tác trên giấy dó. Thực tế, nghề làm giấy dó của người Việt ra đời từ rất lâu và cung cấp giấy cho nhiều nhu cầu khác nhau trong xã hội Việt xưa, đặc biệt là in ấn kinh sách, viết chữ Hán, Nôm và in tranh dân gian. Đặc biệt, chất liệu này còn được dùng để sản xuất giấy sắc, dùng làm sắc phong trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Hiện nay, giấy dó truyền thống phần nào bị lấn át bởi các loại giấy khác. Thế nhưng trong những năm gần đấy, giấy dó bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong mỹ thuật và dần lấy lại được vị thế trong văn hóa truyền thống của người Việt. Bởi thế, việc triển lãm và tôn vinh loại chất liệu truyền thống này là điều được những người yêu mến di sản trông đợi.
Vào ngày 4/5 tới đây, công chúng yêu thích văn hóa truyền thống có thể tham dự buổi tọa đàm về giấy dó Việt Nam. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các nghệ nhân, thợ thủ công từ làng nghề giấy dó, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử như nghệ nhân Lê Đình Nghiên, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, Đào Ngọc Hân, Đàm Quang Minh, Lý Trực Sơn... cùng đến chia sẻ những kinh nghiệm thực hành với giấy dó ở nhiều khía cạnh khác nhau.