Nhiều nhà làm phim tên tuổi quốc tế giảng dạy về hậu kỳ phim tại Việt Nam

Sáng 11/11, Khóa học hậu kỳ phim FLY (FLY Post lab) đã khai giảng tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Đây là khóa học hậu kỳ phim quy mô khu vực lần đầu tiên ở Việt Nam với sự tham gia của 30 học viên từ 10 nước ASEAN và Hàn Quốc, chủ yếu là các đạo diễn, nhà sản xuất và chuyên viên hậu kỳ đang hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình.

Chú thích ảnh
Các giảng viên là những nhà làm phim có tên tuổi trên thế giới trao bắt đầu gặp gỡ học viên. 

Có 8 giảng viên giảng dạy, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm là các chuyên gia về hậu kỳ phim đến từ Amazon MGM Studios- Công ty sản xuất, phát hành phim hàng đầu của Mỹ và nhiều công ty sản xuất, phát hành phim lớn trên thế giới. Đó là Dayne Cowon, chuyên gia kỹ xảo hậu kỳ đến từ Amazon MGM Studios; Chu Chen On, nhà sản xuất  nhiều phim bom tấn; Steve M. Choe, nhà sáng lập C-47 Post Studio- Công ty hậu kỳ phim hàng đầu Hàn Quốc; Amaud Soulier, nhà làm phim và chuyên gia âm thanh người Pháp; Giám sát hậu kỳ Lee Stringer với nhiều giải thưởng điện ảnh lớn danh giá. Tham gia giảng dạy còn có Đạo diễn Jakrawal Nilthamrong- người vừa đoạt giải thưởng Phim đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice năm 2022.

Ban tổ chức cho biết, khóa học do Hội đồng thành phố Busan (Busan Metropolitan City- Hàn Quốc), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta cùng với Busan Film Commission (BFC), Hiệp hội Điện ảnh châu Á (AFCNet), Chương trình Gặp gỡ Mùa thu phối hợp tổ chức. Khóa học này diễn ra đồng thời với Khóa học “Chương trình Vườn ươm Nhà làm phim trẻ- FLY2023” về kỹ năng làm phim hợp tác quốc tế và thực hiện 2 bộ phim ngắn tại Việt Nam.

Chú thích ảnh
30 học viên đến từ các nước ASEAN và Hàn Quốc đều là các đạo diễn, nhà sản xuất và chuyên viên hậu kỳ trong lĩnh vực điện ảnh. 

Trong số 30 học viên được tuyển chọn từ 10 nước ASEAN và Hàn Quốc có 10 học viên là người Việt Nam. Ngoài các nhà làm phim thế hệ mới trong khu vực đã khẳng định tên tuổi tại các Liên hoan phim lớn, điện ảnh Việt Nam có sự tham gia của đạo diễn, nhà sản xuất Hằng Trịnh (Trịnh Lê Minh Hằng), với tác phẩm gần đây là “Mười: Lời nguyền trở lại”. Cô đồng sáng lập Skyline, đơn vị sản xuất và phát hành phim quốc tế lớn tại Việt Nam; Sliver Moonlight… Trong khóa học, các học viên cùng tham  dự buổi học đặc biệt, thảo luận chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong quy trình hậu kỳ phim, cũng như hoạt động kết nối đa dạng khác…

Nhà sản xuất phim Trần Thị Bích Ngọc cho biết: Khóa học này rất  thiết thực bởi phần hậu kỳ rất quan trọng trong sản xuất 1 bộ phim. Trong khóa học này, ngoài việc cập nhật kiến thức, gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh, thì đây còn là dịp để các nhà làm phim trẻ gặp gỡ, cộng tác. Chị Trần Thị Bích Ngọc có bộ phim “Tro tàn rực rỡ” từng tham gia Liên hoan phim Tokyo, đoạt Giải Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất trong Liên hoan phim “Cánh diều vàng”… Phim cũng sẽ dự thi tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII tại Đà Lạt.

Ông Yang Jongkon, Giám đốc điều hành Ủy ban điện ảnh Busan BFC chia sẻ, khóa học góp phần nâng tầm phát triển kỹ thuật điện ảnh của các nhà làm phim khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc; tăng cường trao đổi hội nhập khu vực và kết nối với các nền tảng phát hành OTT toàn cầu...

Tin, ảnh: Chu Quốc Hùng (TTXVN)
'Qua ống kính trẻ thơ '- xây dựng một thế hệ nhà làm phim tài năng trong tương lai
'Qua ống kính trẻ thơ '- xây dựng một thế hệ nhà làm phim tài năng trong tương lai

Lễ trao giải chương trình làm phim “Qua ống kính trẻ thơ “(Kid Witness News), với sự tham dự của hơn 100 học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo, đã vinh danh 16 tác phẩm do các nhóm làm phim trẻ thực hiện, trong đó 6 bộ phim ấn tượng đã giành các giải thưởng cao nhất. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN