Tôi nhớ, ông có câu thơ: “Tìm người yêu thơ như ong hút mật”. Chính vì yêu thơ nên bạn ông rất nhiều và phần nhiều là những bạn thơ văn.
Ông đã từng nhiều năm lăn lộn ở chiến trường chống Mỹ với tư cách là thầy giáo dạy văn. Ông có một cái bi-đông đựng nước bị đạn bắn thủng xuyên một lỗ. Từ chi tiết này mà con ông, nhà báo Ngô Đức Kiên có một bài viết về ông đoạt giải của báo Tuổi Trẻ. Những năm đó, ông đã có thơ đăng báo. Vốn kiến thức học ở nhà trường và tự học cộng với sự trải nghiệm trong nhiều năm công tác khiến ông có được khá nhiều thành công trong cuộc sống. Trước khi về hưu, ông là trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, đồng thời, cũng đã có nhiều công trình viết sử địa phương và những bài thơ in ở nhiều tuyển tập. Thơ ông nặng tình và nhiều trăn trở, suy tư. Những bài thơ đó, bên cạnh một số câu chân chất mộc mạc là lấp lánh những câu thơ tài hoa.
Nhà thơ Ngô Đức Tiến nhận giải A - Hồ Xuân Hương (giai đoạn 2011 - 2016). |
Bài thơ “con gái làng nồi” là một ví dụ:
Con gái làng nồi, Đêm miệt mài bên bàn xoayNồi đất thì trònMà vồng ngực em bên đầy bên lépBên đầy dành cho conBên lép để cho chồng (Ai chưa chồng
Để thiên hạ nhìn nghiêng)
Ông có hai tập thơ “Nước mắt gừng” và “Giọng Nghệ” để lại ấn tượng cho nhiều bạn đọc. Những câu thơ như:
Nhịp sống qua đi bao nỗi nhọc nhằnChi chít vết bùn non trên mặt đường 38Chống hạn chưa xong bão giông ập đếnNước mắt gừng thấm vạt áo em tôi(tản mạn dọc đường 38)
Nếu không có một cái tâm với đất và người quê hương thì khó mà làm được những câu thơ như vậy.
Ở bài thơ “Bạn” lại là một kiểu triết lý giàu trải nghiệm:
Bạn đi mấy chục năm rồiHòn Thàng ngày đó bời bời cỏ lauBạn bè nhìn trước ngó sauGần nhau thì lắm, hiểu nhau mấy người.Thỉnh thoảng, tôi vẫn đọc những bài thơ và những bài viết của ông đăng trên các sách báo Trung ương và địa phương. Đọc những bài thơ và những bài viết đó, tôi thấy ở ẩn sau mỗi trang viết là trách nhiệm của người cầm bút, trách nhiệm đó thể hiện ở sự dụng công trong việc sưu tầm tài liệu, gặp gỡ nhân vật, giữ gìn tài liệu một cách cẩn thận và tâm trí khi cầm bút.
Vì vậy, tôi vẫn nhớ đến thơ ông vì sự trăn trở của người viết:
Bao giờ em tôi không phải đi xaSống ở làng ta có việc ăn làm(bài Tôi đi hội thơ)
Cuộc đời ông có nhiều niềm vui ở hiện tại, vì ông đã có một đời học tập, công tác và sáng tác với những thành công đáng kể và một gia đình mà các con đều khá thành đạt. Nhưng ông cũng đã từng gặp những nỗi bất hạnh và phiền toái cả trong đời sống gia đình và trong quan hệ xã hội. Đó là khi chưa nhiều tuổi lắm, ông đã chịu cảnh góa vợ. Rồi chuyện buồn do bài thơ “Tản mạn dọc đường 38” của ông đăng ở số tết báo Văn nghệ (hội nhà văn Việt Nam) năm Canh Ngọ 1990 bị đồng nghiệp ở cơ quan phê phán rất nặng nề. Có người còn nói: Chuyến này thì Ngô Đức Tiến mất ghế là cái chắc (khi đó ông là Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy).
Bài thơ này có những câu thơ như:
… Người soạn giáo án bên ngọn đèn hạt đỗKẻ bia rượu xập xình bên ánh sáng nê-ông…Hoặc:
… mấy ngàn liệt sỹ quê ta nơi chân trời góc biểnCó ai về nộp đơn đấu thầu mặt tiền đường 38Tuy bài thơ có những câu “đụng chạm” như vậy nhưng cái kết của bài thơ vẫn rất lạc quan: tưởng chim én bay xachim én lại về đậu trên cột điệnbay tung trời dệt những niềm vuiHiểu ông, có người đã làm thơ tặng ông:
Day dứt phố mặt đường 38Đã thầm yêu “Giọng Nghệ” tri âmThơ cứ thơ giữa làn gươm kiếmTình nặng tình bến cũ vầng trăng(bài gửi Ngô Đức Tiến
của Trần Ngưỡng)
Năm nay, đã 70 tuổi nhưng Ngô Đức Tiến vẫn làm việc và viết đều, viết khỏe. Ở cương vị là Chủ tịch hội VHNT huyện Yên Thành, Nghệ An, ông đã quy tụ được nhiều người sáng tác đóng góp cho công tác phát triển văn học nghệ thuật địa phương. Ông góp phần quan trọng trong việc tuyển chọn, cho ra đời những tuyển tập thơ văn và những cuốn sách lịch sử địa phương của huyện nhà. Thơ và bài của ông vẫn xuất hiện thường xuyên trên sách báo.