Hội thảo khoa học về Thái Bảo Đỗ Tử Bình

Ngày 29/6, tại thành phố Thái Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Trần triều Thái Bảo Đỗ Tử Bình (1324 – 1383) thân thế và sự nghiệp”.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Tham dự hội thảo có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo tỉnh Thái Bình; lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị, địa phương và các nhà nghiên cứu.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Phạm Văn Nghiêm cho biết, thôn Tứ xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng (Thái Bình) có tên gọi là làng Hưng, thời Trần là Phúc Hưng trang, huyện Thần Khê, phủ Long Hưng, người khai mở trang Phúc Hưng là cụ Đỗ Thiên Thư (cha Đỗ Tử Bình).

Trải qua 4 đời giúp vua Trần, Đỗ Tử Bình có nhiều công lao được Vua ban nhiều chức vụ quan trọng trong triều như: Thị giảng, Khu mật viện sự, Đồng Tri môn hạ Bình chương sự, Nhật nội Hành khiển tả tham tri chính sự... khi ông qua đời được truy phong Thái Bảo. Dân trang Phúc Hưng thờ ông làm Phúc thần, các triều đại về sau đều sắc phong thần cho ông. Ngôi đền thờ ông (tại xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng) được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1999.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, sự nghiệp và công lao của Thái Bảo Đỗ Tử Bình được lịch sử chứng minh, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa tường minh, cần tập trung làm rõ.
 
Tại hội thảo, dựa trên các tư liệu, nghiên cứu, sưu tầm, các đại biểu tập trung thảo luận về quê hương, gia thế, thời đại, thân thế và sự nghiệp của Thái Bảo Đỗ Tử Bình.

Kết luận hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, các tham luận, ý kiến của đại biểu, nhà nghiên cứu tại hội thảo đã gợi mở nhiều nội dung, khẳng định công lao và những đóng góp của Thái Bảo Đỗ Tử Bình đối với lịch sử dân tộc. Cuộc đời của Thái Bảo Đỗ Tử Bình có thăng, có trầm nhưng công trạng của ông đã được ghi nhận và được nhân dân thờ phụng.

Xoay quanh một số câu chuyện về cuộc đời của Thái Bảo Đỗ Tử Bình như việc “biển thủ 10 mâm vàng do Chế Bồng Nga dâng vua”, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang cho rằng, cần phải dựa trên nhiều nguồn tư liệu, để đối chiếu, so sánh, phân tích, lý giải tìm ra nội dung hợp lý, chứ không thể chỉ dựa trên một nguồn thông tin để kết luận.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, cuộc đời và sự nghiệp của Thái Bảo Đỗ Tử Bình cần được tiếp tục nghiên cứu, để có thêm những thông tin, từ đó phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa mà ông để lại cho hậu thế.

Thế Duyệt (TTXVN)
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh với cách mạng và nền học thuật nước nhà
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh với cách mạng và nền học thuật nước nhà

Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác”, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904-2024); chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN