“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Nơi gặp gỡ giữa Đông và Tây”

Đây là chủ đề của Đại hội và Hội nghị khoa học Tim mạch toàn quốc lần thứ 13 do Bộ Y tế, Chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia, Viện Tim mạch quốc gia và Hội Tim mạch Việt Nam, tổ chức ngày 7 - 10/10 tại Quảng Ninh.


Hội nghị thu hút trên 900 báo cáo chuyên môn nghiên cứu về nhiều lĩnh vực dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch của các chuyên gia tim mạch trên toàn quốc và các giáo sư, bác sĩ, đại diện các trường môn tim mạch của Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Pháp, Nhật, Canada, Đức và các nước ASEAN...


Bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu. Trên thế giới, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỷ USD/năm. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, hàng năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tích lũy ngày một nhiều. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đang phát triển có mô hình bệnh tim mạch phức tạp với các bệnh tim mạch không lây nhiễm (mạch vành, tăng huyết áp...) gia tăng nhanh chóng.


Trong các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là loại bệnh lý phổ biến nhất và tỷ lệ mắc bệnh này cũng gia tăng rất rõ tại nước ta, với các bệnh liên quan như: bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, động mạch ngoại biên, tiểu đường. Nếu như những năm 1970 chỉ có khoảng 2% người lớn bị tăng huyết áp thì những năm 1990 là 11% và những năm đầu 2001 là 16%. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có tới 25,1% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp.


PV

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN