Quy định chặt chẽ xử lý ô nhiễm từ đầu nguồn nước

Bên lề Quốc hội, đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức xung quanh việc quy định chặt chẽ hơn việc bảo vệ nguồn nước tại Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần này:


Đại biểu Lê Bộ Lĩnh


* Theo nhiều ý kiến của cử tri, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn biến phức tạp, vậy Luật bảo vệ môi trường sửa đổi lần này có khắc phục hiện tượng này không, thưa ông?


Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra rất nghiêm trọng và được xã hội quan tâm. Nguyên nhân để xảy ra ô nhiễm nguồn nước có rất nhiều, từ cơ sở sản xuất kinh doanh xả thải không đúng quy trình, kể cả hoạt động đời sống dân sinh trên vùng sông nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn để giữ gìn môi trường. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đến từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khi sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Hoặc các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên đầu nguồn cũng làm cho nguồn nước bị ảnh hưởng nặng.


Chúng ta đã có Luật về quản lý tài nguyên nước và cũng đã có quy định bảo vệ môi trường với nguồn nước. Trong Luật Bảo vệ môi trường lần này cũng có điều khoản quy định riêng bảo vệ môi trường tài nguyên nước theo hướng chúng ta phải bảo vệ từ nguồn, trong đó có việc quy định chặt chẽ yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến tài nguyên nước, xả thải ra sông, kênh rạch tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.


Chỉ khi chúng ta xử lý tốt từ nguồn trước khi xả thải ra thì mới bảo vệ được nguồn nước trong sạch. Khi nguồn nước ô nhiễm rồi thì xử lý rấ phức tạp, tốn kém. Luật bảo vệ môi trường lần này theo hướng xử lý từ nguồn, tuân thủ quy định chặt chẽ của cơ sở sản xuất, kinh doanh.


* Để các đơn vị tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nguồn nước thì chế tài xử phạt đối với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường sẽ ra sao, thưa ông?


Tùy theo mức độ ảnh hưởng với môi trường, chúng ta sẽ có quy định xử phạt phù hợp, từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự tùy mức độ mà đối tượng có thể gây ra ô nhiễm đến với môi trường, trong đó có ô nhiễm môi trường nước.


Đối với những vụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống của người dân, gây thiệt hại lớn sẽ quy định xử lý hình sự. Vấn đề này còn thùy thuộc vào mức độ cụ thể của tình trạng ô nhiễm do đơn vị gây ra.


* Thưa ông, theo nhiều ý kiến cử tri, bên cạnh việc xử lý đối với đơn vị gây ô nhiễm nguồn nước, các đơn vị này cũng phải đền bù thiệt hại liên quan đến môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế cho người dân?


Đối với vấn đề này đã có quy định xử lý đối với đơn vị gây thiệt hại cho người dân từ việc làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Hiến pháp cũng quy định rõ, người nào gây ra ô nhiễm, thiệt hại môi trường thì phải có trách nhiệm phục hồi và đền bù.


* Xin cảm ơn ông!


Xuân Cường (thực hiện)

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
Tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

Các chuyên gia môi trường nhận định, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã vượt khỏi khả năng kiểm soát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN