Phú Yên xử lý tình trạng nuôi ốc cháy tự phát trong đầm Ô Loan

Gần đây, tình trạng lấn chiếm trái phép đất mặt nước trong Thắng cảnh quốc gia đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) với diện tích khoảng 40 ha để nuôi ốc cháy tự phát diễn ra khá phổ biến.

Người dân tự ý làm bè nuôi ốc cháy trái phép trong đầm Ô Loan.

Nguyên nhân chính là do việc quản lý đất mặt nước của các cấp chính quyền ở huyện Tuy An lỏng lẻo, trong khi ý thức của một số hộ dân sông quanh đầm hạn chế. Việc nuôi ốc cháy không chỉ cản trở dòng chảy mà còn ảnh hưởng đến các đối tượng thủy sản sinh trưởng tự nhiên trong đầm cũng như hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.

Những trường hợp nuôi ốc cháy tập trung ở các xã An Cư, An Ninh Đông và An Hải. Cụ thể, xã An Cư phát hiện 124 trường hợp nuôi ốc cháy trái phép; trong đó, 3 trường hợp tự ý làm hồ nuôi, 20 trường hợp tự ý đăng chấn mùng lấn chiếm đất mặt nước và 101 trường hợp được giao đất mặt nước để nuôi thủy sản nhưng lại đăng chấn mùng để nuôi ốc cháy.

Mới đây, UBND huyện Tuy An tổ chức đối thoại với các hộ dân ở xã An Cư nuôi ốc cháy.

Tại buổi đối thoại, lãnh đạo huyện Tuy An phân tích và xác định việc nuôi ốc cháy trong đầm Ô Loan không theo quy hoạch và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đồng thời yêu cầu chính quyền xã An Cư vận động người dân tự tháo dỡ các trường hợp nuôi ốc trái phép để sớm trả lại cảnh quan, môi trường cho đầm Ô Loan. Trước mắt, đến ngày 15/12 phải tháo dỡ toàn bộ 23 trường hợp tự ý làm hồ và đăng chấn mùng nuôi ốc cháy. Chính quyền các xã quanh đầm Ô Loan phải kiện toàn Tổ quản lý đầm, kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích nuôi ốc cháy trái phép để có biện pháp xử lý.


Ốc cháy là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giống như vẹm xanh nhưng kích cỡ nhỏ và được dùng làm thức ăn cho nghề nuôi thủy sản, nhất là tôm hùm. Mỗi ngày, người nuôi ốc cháy có thể khai thác từ 40 - 60 kg với giá bán dao động trên dưới 4.000 đồng/kg.

Tin, ảnh: Thế Lập (TTXVN)
Cần kiên quyết thu hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị lấn chiếm trái phép tại Đắk Lắk
Cần kiên quyết thu hồi rừng phòng hộ đầu nguồn bị lấn chiếm trái phép tại Đắk Lắk

Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) đã kéo dài nhiều năm nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN