Phòng chống tệ nạn mại dâm: Lấy phòng ngừa là chính

Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, hiện công tác này đã bộ lộ nhiều bất cập khiến công tác phòng chống mại dâm khó khăn.


Như bắt cóc bỏ đĩa


Sau khi Nghị quyết 24/QH13 có hiệu lực năm 2012, trong đó có quy định “không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người có hành vi bán dâm bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”, số người bán dâm không được quản lý, tình hình mại dâm trên địa bàn công cộng ngày càng có xu hướng công khai và gia tăng. Hoạt động mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ngày càng tinh vi và có chiều hướng gia tăng, hoạt động mại dâm nam (chủ yếu là đồng tính nam) đã có dấu hiệu phát triển ở Hà Nội.


Hoạt động mại dâm. Ảnh: báo công an nhân dân



“Hiện chế tài xử lý triệt để, đủ sức dăn đe đối với các đối tượng hoạt động mại dâm. Thực tế như hiện nay gái mại dâm mỗi khi bắt được chỉ xử phạt hành chính 300.000 đồng rồi lại thả ra không khác gì “bắt cóc bỏ đĩa”. Nhiều đối tượng “cùn” nói là không có tiền, có hoàn cảnh khó khăn thì công an cũng khó phạt và chỉ được tạm giữ 24 tiếng rồi thả ra, đây là cái khó của lực lượng công an khi thi hành nhiệm vụ. Có những đối tượng vi phạm công an thông báo về địa phương của đối tượng; nhiều trường hợp đưa về địa phương chưa đến 3 ngày sau lại quay lại”, đại diện Công an Hà Nội cho biết.


Theo Sở LĐTBXH Hà Nội, từ khi Trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số II xóa bỏ, các đối tượng quay trở vềkhu vực nội thành cũng như ven đô Hà Nội. Số người bán dâm ước tính khoảng 3.000 nười, trong đó ngoại tỉnh chiếm 90%. Trước đây, hoạt động mại dâm chủ yếu hoạt động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện nhạy cảm và tại các tụ điểm công cộng thì ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hoạt động mại dâm hoạt động ngày càng tinh vi và khó kiểm soát.


Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh cho biết: Sự phức tạp của mại dâm gần đây tiếp tục xuất hiện một số đường dây mại dâm “gái gọi hạng sang”, mại dâm đồng tính nam, mại dâm có yếu tố nước ngoài… Qua khảo sát, điều tra trên địa bàn TP HCM có hơn 15.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội với gần 18.000 tiếp viên nữ làm việc trong các cơ sở trên, trong đó, số người nghi bán dâm khoảng 5.500.


“Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở dịch vụ theo Luật Doanh nghiệp còn nhiều vấn đề bất cập như không quy định về xác minh nhân thân, địa chỉ khiến chủ cơ sở kinh doanh bị xử lý vi phạm hành chính dễ dàng sang tên đổi chủ nhằm né tránh đống phạt và xử lý tăng nặng khi tái phạm. Điều này gây bức xúc với chính quyền cơ sở và dư luận.. Từ khi thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trên thực tế, các đối tượng hoạt động mại dâm đều nắm rõ quy định này của pháp luật khi bị công an bắt thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc chịu sự quản lý của chính quyền địa phương nơi cư trú nên ngang nhiên lách luật và thường xuyên vi phạm”, ông Khiết cho hay.


Nhân rộng mô hình tình nguyện


Bà Trương Thu Thủy, Phó trưởng ban Tuyên giáo (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cho rằng, để giảm tình trạng phụ nữ bán dâm cần sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chình quyền, đoàn thể địa phương trong việc vận động, hỗ trợ các đối tượng bán dâm có công việc làm ăn ổn định. Dẫn ra trường hợp chị Nguyễn Thị S (phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An), hành nghề mại dâm, hội phụ nữ xã đã phối hợp vận động, đứng ra bảo lãnh vay vốn 5 triệu đồng để chị S bán hàng tạp hóa. Khi con chị S đi học, hội phụ nữ đã động viên, hỗ trợ để cháu được đi học và tiếp tục hỗ trợ vay 18 triệu động mở rộng cơ sở bán tạp hóa, may mặc. Nhờ đó chị S đã không chỉ bỏ nghề “cũ” mà còn giúp đỡ một số đối tượng hoàn lương.


Thực tế triển khai những chương trình hỗ trợ phụ nữ thoát nghề bán dâm cho thấy, vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính quyền cơ sở có vai trò quan trọng. “Bên cạnh triệt phá các tụ điểm mua bán dâm, để các đối tượng không quay trở lại nghề cũ, cần có hỗ trợ tạo nghề mới cho họ. Việc này cần trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở, bởi tệ nạn xảy ra trên địa bàn, người đứng đầu phường xã và công an địa bàn không thể không biết. Đồng thời bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cần phải có nguồn lực cụ thể, đặc biệt việc hỗ trợ qua các tổ chức tình nguyện, nhóm đồng đẳng sẽ phát huy hiệu quả hơn”, Bà Trương Thu Thủy cho biết.


Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và các địa phương xây dựng được 1.087 mô hình hỗ trợ dựa vào cộng đồng, trong đó đã hỗ trợ, tư vấn cho 352.728 lượt người bán dâm; hỗ trợ cho 6.862 người tham gia học nghề, hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ vay vốn sản xuất... “Để có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng trong thời gian tới, việc xây dựng mô hình hỗ trợ vẫn sẽ tiếp tục triển khai thí điểm ở 40 tỉnh, thành phố với kinh phí hơn 5 tỷ đồng”, đại diện Cục phòng chống tệ nạn xã hội cho biết.


XM

TP.HCM triệt phá tụ điểm mại dâm trá hình Karaoke
TP.HCM triệt phá tụ điểm mại dâm trá hình Karaoke

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45)- Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng Công an quận 5 khám phá một ổ mại dâm núp bóng nhà hàng karaoke không phép tại địa chỉ 239 đường Trần Bình Trọng, phường 4, quận 5.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN