Áp dụng công nghệ cao bảo quản nông sản

Đối với các loại nông sản nói chung, đặc biệt là trái cây sản xuất trên diện tích lớn, số lượng nhiều, khi đến mùa thu hoạch là nỗi lo của đa số nông dân.

Chú thích ảnh
Sơ chế sản phẩm chuối xanh xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh

Chính vì thế, áp dụng công nghệ cao vào bảo quản nông sản có thể giảm bớt nỗi lo và gánh nặng cho nông dân, đồng thời có thể giữ được chất lượng, nâng cao giá trị nông sản trong thời gian bảo quản.

Một trong những quy trình chế biến nông sản không thể thiếu chính là sấy thực phẩm. Công nghệ sấy vốn đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong chế biến. Mới đây nhất là công nghệ sấy vi sóng trong chế biến, bảo quản thực phẩm và nông sản.

Cụ thể, sấy vi sóng là đưa nhiệt thâm nhập vào thành phần trong sản phẩm bằng những tia sóng nhỏ. Nhiệt theo tia sóng này làm khô sản phẩm trong thời gian rất ngắn. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng trong quy trình sấy nông sản, mà còn giữ lại được hầu hết các chất dinh dưỡng và màu sắc ban đầu của nông sản, thực phẩm. Không những vậy, nhiệt theo sóng siêu cao tần còn có thể tiêu diệt được hai loại vi khuẩn gây hại cho nông sản, thực phẩm là E.Coli và Salmonella.

Khi ứng dụng công nghệ sây vi sóng (sóng siêu cao tầng), người sản xuất và doanh nghiệp nhỏ có hướng đi mới trong chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm. Thay vì mất 60 phút để sấy khô và diệt khuẩn các thiết bị, dụng cụ so với trước đây, công nghệ sấy vi sóng chỉ mất 5 phút để thực hiện quy trình này. Đầu tư công nghệ với chi phí cao, nhưng hiệu quả điện năng giảm 12 lần, sẽ giúp cho doanh nghiệp cân bằng và giảm chi phí sản xuất khi sử dụng trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt thiết bị sấy vi sóng dễ dàng và linh hoạt, dễ dàng di chuyển, thân thiện với môi trường. Đây là công nghệ tối ưu cho các loại nông sản sấy khô như xoài, mít, đậu phộng, hạt điều, ca cao, cà phê, thanh long,…

MP
Dây chuyền bảo quản nông sản cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
Dây chuyền bảo quản nông sản cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ

Công ty TNHH công nghệ và thương mại Phạm Gia phối hợp với TS Đào Thị Nhung (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho ra mắt dây chuyền công nghệ bảo quản rau quả sau thu hoạch bằng chế phẩm Chitosan - một hợp chất thân thiện với môi trường, được tách ra từ vỏ tôm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN