Điểm sàn đại học 15: Đảm bảo chất lượng nguồn tuyển

Sáng 28/7, sau hai tiếng họp, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD – ĐT đã thống nhất mức điểm sàn đại học cho 5 khối thi truyền thống là 15 điểm. Đây là năm đầu tiên Bộ GD – ĐT không xác định điểm sàn để xet tuyển bậc cao đẳng.

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Quy định xét tuyển năm nay tạo điều kiện tối đa cho thí sinh chọn được ngành nghề mình yêu thích hơn là chọn được chỗ vào đại học với bất cứ ngành nào. Các em nên đăng ký xét tuyển vào ngành mình yêu thích ở các trường có điểm chuẩn khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển mỗi đợt xét tuyển”.

Bộ GD - ĐT công bố mức điểm sàn và hướng dẫn thí sinh xét tuyển trực tuyến. Ảnh: Lê Vân.

Việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH (điểm sàn) năm nay dựa vào 3 yếu tố:


Thứ nhất là ưu tiên để đảm bảo chất lượng. Lâu nay chúng ta mong muốn trung bình điểm mỗi môn thi không dưới trung bình. 


Thứ hai là chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Chỉ tiêu hiện nay không phải là pháp lệnh, do nhà nước giao và các trường phải thực hiện mà chỉ tiêu được xác định dựa trên năng lực đào tạo tối đa của nhà trường. Nhà trường có thể sử dụng hết năng lực đó để đào tạo hoặc ít hơn. Do đó, việc tuyển đủ hay không đủ chỉ tiêu không có ý nghĩa như trước đây. Chỉ tiêu mà chúng ta xem xét để xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào còn phụ thuộc vào phương thức tuyển sinh của các trường. Hiện có hơn 100 trường tuyển theo xét học bạ ở phổ thông, tương ứng với khoảng 102.000 thí sinh. Như vậy, còn khoảng 320.000 thí sinh sẽ xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia 2016. Do đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải làm sao đảm bảo được nguồn tuyển cho khoảng 320.000 thí sinh nói trên chứ không phải cho tổng 420.000 theo như chỉ tiêu đăng ký của các trường.


Thứ 3, phương thức xác định các tổ hợp xét tuyển của các trường. Không giống như thi “3 chung” chỉ có 5 tổ hợp môn thi, năm nay, các trường có quyền bổ sung tổ hợp mới nhưng phải đảm bảo quy định chỉ tiêu tổ hợp truyền thống không dưới 40%.


“Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu xác định chỉ tiêu ứng với 5 khối truyền thống, không xác định chỉ tiêu các khối còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn tuyển sẽ dư ra khá nhiều và các trường dồi dào nguồn tuyển”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.


Với mức điểm này, dù Bộ GD- ĐT cũng băn khoăn mức điểm này có thể hơi cao so với khối D, nhưng các trường vẫn quyết tâm phải đảm bảo chất lượng chứ không chạy theo chỉ tiêu.


Sau khi có ngưỡng xét tuyển này, các trường đại học sẽ nhận hồ sơ của thí sinh. Căn cứ vào chỉ tiêu, lượng thí sinh đăng ký và ngưỡng xét tuyển, các trường sẽ ra được mức điểm chuẩn.


Thứ trưởng Ga cho biết, sau khi biết kết quả thi, thí sinh có khoảng 10 ngày để nghiên cứu, lựa chọn ngành/trường đăng ký xét tuyển phù hợp với kết quả có được của mình. Các em thi nhiều môn sẽ có nhiều khả năng lựa chọn tổ hợp môn thi có kết quả cao nhất để đăng ký xét tuyển. Thông tin về điểm chuẩn vào các ngành/trường năm 2015 rất bổ ích để các em tham khảo.

Lê Vân
Phổ điểm thi phân bố đều, các trường tốp trên dễ tuyển sinh
Phổ điểm thi phân bố đều, các trường tốp trên dễ tuyển sinh

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga về phổ điểm cũng như những điểm mới trong công tác xét tuyển năm nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN