Ôxtrâylia với bài toán xuất xứ hàng hóa

Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Ôxtrâylia đang kêu gọi một cuộc “giải phẫu” toàn diện đối với vấn đề dán nhãn xuất xứ hàng hóa, cho rằng cách làm hiện nay khiến người tiêu dùng lúng túng, thậm chí mất phương hướng đối với các sản phẩm mà mình sử dụng.


 

Hàng hóa bày bán tại siêu thị Woolworths ở thành phố Sydney, Ôxtrâylia.

 

Tại Ôxtrâylia, tất cả các loại thực phẩm đóng gói đều phải ghi nguồn gốc xuất xứ. Song, theo các quy định liên bang hiện hành, thực phẩm có thể được dán nhãn xuất xứ từ Ôxtrâylia, với các kiểu như “Made in Australia”, “Australia made”, “Manufactured in Australia”, “Grown in Australia”, “Australian owned” và “Product of Australia”, ngay cả khi thực phẩm đó được nhập từ nước khác. Tình trạng giá đồng đôla Ôxtrâylia (AUD) tăng cao hiện nay càng khiến các nhà bán lẻ ở "Xứ sở Chuột túi" tăng cường nhập các sản phẩm từ nước ngoài.


Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng "Choice" mới đây đã đề nghị chính phủ liên bang xem xét lại việc ghi nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thống nhất quy về ba mẫu định dạng, gồm: “Product of Australia” (Sản phẩm của Ôxtrâylia), “Manufactured in Australia” (Được sản xuất tại Ôxtrâylia) và “Packaged in Australia” (Được đóng gói tại Ôxtrâylia). Quy định buộc các công ty phải nêu rõ nơi gieo trồng, nơi chế biến hoặc sản xuất sản phẩm cũng đang được xem xét.


Đỗ Vân - Quang Minh (P/v TTXVN tại Ôxtrâylia)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN