Ngày 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có buổi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN về khủng hoảng Ukaine và quan hệ Nga - Mỹ.Trước câu hỏi của phóng viên Fareed Zakaria rằng liệu có công bằng không khi nói chính sách của Mỹ đối với Nga đã phát huy hiệu quả khi buộc Nga phải trả giá về kinh tế, nhưng đã không làm Tổng thống Vladimir Putin thay đổi quan điểm trong vấn đề Ukraine, ông Obama nói rằng nhận định đó là đúng và người cần hiểu rõ nhất là Tổng thống Vladimir Putin khi ông thay mặt nước Nga đưa ra những quyết định “tồi”.
Tổng thống Mỹ Barack Omba (trái) trong buổi trả lời phỏng vấn. Ảnh: CNN |
“Khi nhậm chức, tôi đã đề cập đến việc tái khởi động quan hệ Nga - Mỹ. Và rồi tôi đã thiết lập được quan hệ công việc mà tôi nghĩ là khá hiệu quả với ông Dmitry Medvedev (là Tổng thống Nga lúc đó). Trong bối cảnh đó, kinh tế Nga trên đà phát triển, họ có cơ hội đa dạng hóa nền kinh tế. Quan hệ của họ ở khắp châu Âu và trên thế giới phát triển mạnh. Nga gia nhập WTO mà ở đó có sợ trợ giúp của Mỹ. Kể từ khi ông Putin đưa ra những quyết định liên quan đến Crimea và Ukraine, nước Nga đã bị cô lập về ngoại giao, các doanh nhân châu Âu lo sợ trước các hoạt động kinh doanh ở Nga. Các lệnh cấm vận chống Moskva cũng được dựng lên, gây ra những khó khăn về kinh tế tại thời điểm nguồn thu từ dầu lửa bị tụt giảm. Sáp nhập Ukraine là một một tổn thất, chứ không phải là lợi ích đối với Nga”, ông Obama bày tỏ.
Đề cập đến đối sách của Mỹ trước Nga, Tổng thống Mỹ nhìn nhận: Hoàn toàn có thể buộc Nga phải trả những mức giá đắt hơn và đó là điều mà Mỹ và các đồng minh phương Tây đang làm: Cô lập về ngoại giao và tăng cường cấm vận hơn nữa. Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng cũng kêu gọi hỗ trợ nền kinh tế Ukraine với các nỗ lực cải cách mà Kiev là chủ thể.
Liên quan đến can dự quân sự, ông Obama bình luận: Mỹ và các đồng minh đang tăng cường hậu thuẫn các quốc gia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và ở sát biên giới Nga, với một nguyên tắc rõ ràng “đây là giới hạn không thể vượt qua”, bởi NATO sẽ có hành động quân sự để bảo vệ các thành viên theo Điều 5 của Hiến chương NATO.
Đáng chú ý, ông chủ Nhà Trắng phủ nhận khả năng xảy chiến tranh trực diện giữa Mỹ và Nga, khi nói rằng: “Tôi không nghĩ rằng sẽ là khôn ngoan cho nước Mỹ hay cho cả thế giới khi phải chứng kiến xung đột quân sự giữa Nga và Mỹ”.
Hoài Thanh (
Theo PTI)