Nối lại xét xử hai cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ

Ngày 17/10, Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) tại Campuchia đã nối lại phiên xét xử hai cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là Noun Chea và Khieu Samphan với các cáo buộc sát hại người Việt Nam và người Hồi giáo dân tộc Chăm, cưỡng hôn và cưỡng bức trong thời gian nắm quyền (1975-1979).

 

Cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Nuon Chea tại phiên xét xử của tòa án ở Phnom Penh ngày 7/8. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Mở đầu phiên xét xử, Thẩm phán Nil Nonn đã đọc cáo trạng đối với hai bị cáo trên, gồm tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Phiên xét xử lần này sẽ có các nạn nhân sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ ra làm chứng tại toà. Dự kiến, những nhân chứng đầu tiên sẽ ra toà làm chứng ngày 27/10 tới. Trong khi đó, khoảng 300 nạn nhân sống sót dưới chế độ diệt chủng đã biểu tình bên ngoài tòa án, mang theo biểu ngữ yêu cầu bồi thường.

 

Trước đó, trong các phiên xét xử riêng rẽ hồi tháng Tám vừa qua, ECCC đã tuyên án tù chung thân đối với Noun Chea (88 tuổi) và Khieu Samphan (83 tuổi) vì phạm tội ác chống lại loài người, liên quan việc cưỡng ép người dân sơ tán về các trại tập trung lao động ở nông thôn năm và tàn sát. Phán quyết này được đưa ra sau quá trình xét xử kéo dài hai năm, từ tháng 11/2011 đến cuối tháng 10/2013. Hai bị cáo đã kháng án.


Theo thống kê, số người Chăm bị giết hại dưới chế độ Khmer Đỏ ước tính từ 100.000 - 400.000 người và số người Việt Nam bị giết hại khoảng 20.000 người.


Tòa ECCC được Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ, thành lập từ năm 2006 với mục đích tìm lại công lý cho các nạn nhân dưới chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia. Trong phiên xử đầu tiên, ECCC năm 2010 đã tuyên án tù chung thân đối với Kaing Guek Eav, biệt danh Duch, cựu Giám đốc nhà tù Toul Sleng phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại.

 

TTXVN/Tin tức

Nhật, Pháp kêu gọi đẩy nhanh xét xử thủ lĩnh Khơme Đỏ
Nhật, Pháp kêu gọi đẩy nhanh xét xử thủ lĩnh Khơme Đỏ

Sau cái chết của Ieng Sary, ngày 15/3, Nhật Bản và Pháp đã kêu gọi các nhà đồng tài trợ cho Tòa án Xét xử tội ác Khơme Đỏ ở Campuchia (ECCC) do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ hoàn thành nghĩa vụ của mình để thúc đẩy tiến trình xét xử nhằm đảm bảo công lý được thực thi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN