Ngày Chiến thắng cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (7/1/1979 – 7/1/2024) là dịp để tưởng nhớ về sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước cũng như sự mất mát, đau thương của nhân dân ta khi bị chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary (còn gọi là Khmer Đỏ) ra tay thảm sát dã man, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Trong hai ngày 6 - 7/1, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông do Đại tá Nguyễn Văn Lư, Chỉ huy trưởng làm Trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng các lực lượng Công an, Tiểu khu Quân sự và Quân cảnh Hoàng gia tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia). Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7/1/1979-7/1/2023), góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên.
Ngày 22/9, Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC) đã phán quyết thủ lĩnh chế độ Khmer Đỏ Khieu Samphan phạm tội diệt chủng và lĩnh án tù chung thân.
Sáng 20/6, Campuchia long trọng kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ” tại làng Koh Thmar (xã Tonloung, huyện Memut, tỉnh Thbong Khmum).
Ngày 16/8, tại thủ đô Phnom Penh, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) đã mở phiên toà phúc thẩm cuối cùng đối với Khieu Samphan - cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ duy nhất còn sống. Dự kiến, vụ kiện sẽ kết thúc vào năm 2022.
Ngày 2/9, các phương tiện truyền thông đưa tin Kaing Guek Eav (biệt danh Duch), cựu Giám đốc nhà tù S-21 khét tiếng của Khmer Đỏ đã qua đời ở tuổi 78.
Sáng 7/1, hàng chục nghìn người dân Campuchia đã tham dự Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày Chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7/1/1979 - 7/1/2020) tổ chức tại đảo Koh Pich ở thủ đô Phnom Penh.
Sáng 2/12, tại nhà hát Chaktomuk ở thủ đô Phnom Penh, Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia đã tổ chức lễ kỷ niệm 41 năm ngày thành lập Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia, sự kiện khởi đầu cho cuộc đấu tranh lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, hồi sinh đất nước Campuchia.
Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) ngày 4/8 thông báo cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Noun Chea đã qua đời.
Các du khách đến Phnompenh (Campuchia) tham quan điểm du lịch “Cánh đồng chết” Choeung Ek đều bị ám ảnh bởi sự tàn bạo của Polpot (hay còn gọi là Khmer đỏ).
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và cứu giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, từ ngày 21-27/3, Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) đã tổ chức chuyến đi tri ân các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Tây Ninh và thăm Vương quốc Campuchia.
Ngày 22/2, tại Cửa khẩu quốc tế Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết dẫn đầu Đoàn đại biểu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đã đón tiếp đoàn Hội Phụ nữ Campuchia vì hòa bình và phát triển, do bà Mean Som An – Chủ tịch Ủy ban thứ 8 của Thượng viện, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia vì hòa bình và phát triển, sang thăm hữu nghị Việt Nam.
Sáng 7/1, tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh, hàng nghìn người dân Campuchia mang cờ hoa rực rỡ cùng đại diện các bộ, ban, ngành Chính phủ hoàng gia tưng bừng kỷ niệm 40 năm Chiến thắng 7/1 (7/1/1979 - 7/1/2019) lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7/1/1979 – 7/1/2019), Liên đoàn Thanh niên yêu chuộng hòa bình Campuchia ngày 6/1 đã tổ chức Giải bóng đá hữu nghị chào mừng chiến thắng 7/1 lịch sử.
40 năm đã trôi qua, nhưng những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người cựu chiến binh lực lượng Công an vũ trang (tiền thân của Bộ đội Biên phòng ngày nay) từng tham gia chiến trường Campuchia khi ấy.
Những ngày này cách đây 40 năm trước, với sự nghiệp quốc tế cao cả, những người lính Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc chiến vĩ đại giải phóng dân tộc, họ lại lên đường đi giải phóng Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ. Nhìn lại cuộc chiến, ai cũng bồi hồi xúc động, những kỷ niệm của thời quân ngũ lại ùa về như mới diễn ra ngày hôm qua.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quân đội tình nguyện Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Giáo sư Go Ito, chuyên ngành quan hệ quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương và an ninh quốc tế, khoa Khoa học chính trị và Kinh tế, Đại học Meiji về đóng góp của quân đội tình nguyên Việt Nam cho hòa bình của nhân dân Campuchia.
Trước sự tàn bạo của Khmer Đỏ đối với nhân dân Campuchia và Việt Nam, ngay sau khi nhận được lời kêu gọi giúp đỡ của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã lên đường sang giúp nhân dân Campuchia tái thiết đất nước. Những ngày tháng đồng cam cộng khổ bên đất bạn vẫn in đậm trong tâm trí những người lính tình quyện cũng như chuyên gia Việt Nam.
Tại tỉnh An Giang, những chứng tích về một thời đau thương do chế độ Khmer Đỏ gây ra vẫn còn đó. Đây là minh chứng cho sự tàn bạo của chế độ này, đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước.
Hơn 40 năm trước, khu vực Xa Mát, tỉnh Tây Ninh là nơi quân và dân ta đoàn kết với những người yêu nước Campuchia đánh trả quyết liệt với quân Khmer Đỏ. Vùng chiến sự ác liệt năm xưa chỉ còn trong ký ức, giờ đây Xa Mát đã trở thành cửa khẩu quốc tế sầm uất về thương mại, là nơi giao lưu, kết nối của nhân dân hai nước.