Nga để ngỏ hủy bỏ thương mại tự do với Ukraine

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vasily Nebenzya ngày 1/7 tuyên bố Moskva có thể xem xét hủy bỏ chế độ thương mại tự do với Ukraine bằng cách tăng thuế nhập khẩu, nhưng vẫn trong giới hạn cho phép của quy chế tối huệ quốc giữa hai nước hiện nay và quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Trả lời phỏng vấn báo "Tin tức" (Izvestia) của Nga, Thứ trưởng Nebenzya cho biết theo thỏa thuận liên kết mà Kiev ký với Liên minh châu Âu (EU), thị trường Ukraine với phần lớn là hàng nông nghiệp sẽ mở cửa để đón nhận hàng hóa từ EU, vốn có giá thấp do trợ giá hàng nông nghiệp ở EU cao hơn nhiều so với ở Ukraine. Ông Nebenzya lo ngại hàng hóa Ukraine sản xuất không được thị trường trong nước tiêu thụ hết do giá cao sẽ được xuất sang quốc gia láng giềng (Nga), cũng như các nước thành viên Liên minh Hải quan.

Ngoài ra, một vấn đề lớn nữa là nguy cơ tái xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp EU không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Moskva, từ Ukraine vào các nước thuộc Liên minh thuế quan. Đây là hai tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất Nga, điều này cho phép Moskva xem xét lại chế độ tự do thương mại với Kiev trong khuôn khổ quy định của WTO.

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt mới East Poltava của Ukraine, là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt của nước này. Ảnh: AFP/TTXVN


Ông Nebenzya cũng cảnh báo việc triển khai Hiệp định liên kết giữa Ukraine và EU sẽ giảm mạnh kim ngạch thương mại giữa Ukraine và Nga, trong đó Nga là đối tác xuất khẩu số 1 của Ukraine với 24% tổng xuất khẩu của nước này trong năm 2013.

Mỹ chưa có ý định trừng phạt bổ sung Nga

Trong diễn biến liên quan đến các cáo buộc Nga trong xung đột tại Ukraine, phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 30/6, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Ernest cho biết Mỹ ủng hộ giải pháp hòa bình tại Ukraine và chưa có ý định trừng phạt Nga, mặc dù đã nhiều lần cảnh báo Nga về các biện pháp trừng phạt bổ sung nếu nước này làm phức tạp tình hình tại Ukraine.

Theo ông Ernest, Mỹ ủng hộ các biện pháp ngoại giao và giải pháp hòa bình nhằm chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine, như kế hoạch hòa bình của Tổng thống Petro Poroshenko, các cuộc hội đàm dưới sự trung gian của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng như các cuội hội đàm cấp cao giữa Đức, Pháp, Ukraine và Nga. Mỹ cũng hoan nghênh những tuyên bố của lãnh đạo Nga về tình hình Ukraine cũng như "các bước đi mang tính biểu tượng" như việc Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) rút Nghị quyết cho phép Tổng thống Vladimir Putin sử dụng quân đội tại nước ngoài.

Tuy nhiên, ông cũng Ernest nhấn mạnh Mỹ chờ đợi hành động từ Nga, chứ không chỉ là lời nói, nhằm ổn định tình hình tại miền Đông Ukraine. Nếu Nga không sử dụng ảnh hưởng của mình tại miền Đông Ukraine thì Mỹ sẵn sàng cùng với các đồng minh áp dụng các biện pháp tiếp theo nhằm cô lập Nga.

Hạ viện Nga kêu gọi lệnh ngừng bắn mới

Hãng thông tấn Interfax cho biết Chủ tịch Hạ viện (Duma Quốc gia) Nga Sergei Naryshkin ngày 1/7 đã kêu gọi áp đặt lệnh ngừng bắn mới ở miền đông Ukraine.

Ông Sergei Naryshkin.


Ông Naryshkin - một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin - được dẫn lời bày tỏ: "Chúng tôi nghĩ rằng nếu không có lệnh ngừng bắn, không khởi động đối thoại, thì đơn giản không thể khôi phục được hòa bình, công bằng và an ninh trật tự ở Ukraine".



TTXVN/Tin tức
Nga thừa nhận kinh tế có thể bị ảnh hưởng từ đòn trừng phạt mới
Nga thừa nhận kinh tế có thể bị ảnh hưởng từ đòn trừng phạt mới

Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev đã cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Moskva, liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vốn đang trì trệ của nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN