Kỹ thuật nuôi dế

* Dụng cụ nuôi:


Bà con có thể tận dụng các thùng nhựa, chum, vại có đường kính từ 20-50 cm để nuôi dế. Sử dụng bìa cứng, phên tre hoặc tấm ván mỏng… khoét một lỗ ở giữa với đường kính 3-4 cm làm nắp đậy thùng nuôi. Dụng cụ nuôi dế cần được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng trước khi nuôi.


Khay cho dế đẻ bà con có thể làm khay gỗ như khuôn gói bánh chưng hình vuông cỡ 5 cm, cao 2 cm. Trong khay để một ít đất ẩm tơi, lượng đất ẩm trong khay dày khoảng 1,5 cm.


* Kỹ thuật ấp trứng:


Mỗi ngày bà con lấy khay đẻ trứng ra 1 lần và đưa khay mới vào để nhân trứng cho hôm sau.


Nhiệt độ thích hợp cho ấp trứng dế từ 22 - 26oC. Cứ 3 - 4 ngày thay khăn ướt 1 lần. Sau 9 - 10 ngày, trứng bắt đầu nở. Khi trứng đã nở hết (vào ngày thứ 11) thì lấy khay ra, đưa dế con vào thùng nuôi.

 

* Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng:


Bà con cho dế ăn các loại cỏ tự nhiên và cám hỗn hợp.


Ban đầu dế con ăn ít, cần cho ăn cỏ non và bột cám tổng hợp có 17 - 21% chất đạm. Bột cám tổng hợp để vào đĩa nhỏ với số lượng bằng 3% trọng lượng dế.


Cỏ cho dế ăn bà con phải rửa sạch, nếu cỏ được chuẩn bị từ trước đã ráo nước thì bà con phun nước cho cỏ hơi ướt rồi bó thành từng bó nhỏ cỡ bằng nắm tay (0,1 - 0,2 kg/bó) để trong thùng nuôi cho dế ăn và leo trèo.


Cho dế ăn theo bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 - 6 giờ, bà con chú ý vệ sinh thùng nuôi, bỏ cỏ cũ ra và đưa cỏ mới vào.


Cho dế uống nước bằng cách phun ướt cỏ non rồi đưa vào thùng nuôi, khi dế lớn có thể phun nước vào thành dụng cụ nuôi để cho uống. Khi dế lớn bà con san bớt đàn sang thùng mới, tránh mật độ nuôi quá dày.


Tỷ lệ ghép đôi giao phối là 1 đực: 1,5 - 2 cái. Mật độ nuôi là 30 - 40 con/m2.


Loài gây hại cho dế:

Những sinh vật gây hại cho dế là chuột và kiến. Bà con đề phòng kiến bằng cách tạo các rãnh nước xung quanh khu vực nuôi (đối với quy mô chăn nuôi lớn). Nếu bà con nuôi ít có thể đặt các thùng nuôi trên giá đỡ có chân ngâm trong bát nước.

 

Q.N (st)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN