Nguyễn
Bính xưa có bài thơ “Chân quê”, nghe mà chua chát với cảm giác cái người thân
quen của mình giờ đã đổi thay tới chóng mặt: “Khăn
nhung quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”.
Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011. |
Giờ
xã hội đã phát triển tới thời đại @ rồi, nên bảo các cô phải “ áo tứ thân, khăn
mỏ quạ, quần nái đen” thì đúng là chuyện vô lý, nhưng cái chuyện “lên tỉnh” khiến
người ta “mất chất”, đổi trắng thay đen thì e vẫn làm những người trong cuộc
đau lòng lắm.
Trong
một bài trả lời phỏng vấn của mình, một thành viên Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu
các Dân tộc Việt Nam 2011 đã từng chia sẻ thật, sau 2 năm gặp lại Triệu Thị Hà,
chị đã không còn nhận ra cô Hoa hậu ngày nào mình đã rất có thiện cảm và đã bỏ lá
phiếu để bầu chọn, dù cô ấy đang ngồi ngay cạnh chị. Dư luận xã hội cũng bất
bình với việc Triệu Thị Hà xuất hiện trong chiếc váy ngắn không thể ngắn hơn tại
sân bay Tân Sơn Nhất để ra làm việc với Cục NTBD về việc trả vương miện; rồi
hình ảnh Triệu Thị Hà về quê phơi ngô trong chiếc quần da bó sát, bóng lộn và
trang điểm kỹ càng, khá phản cảm với không gian quê nhà xung quanh.
Thì
đâu phải vị giám khảo kia là người đầu tiên không nhận ra Hà dù ngồi ngay cạnh
cô. Cái nét đẹp thuần khiết, hiền lành khiến ai cũng cảm tình khi Triệu Thị Hà
đăng quang, giờ dường như đã không còn nữa, Triệu Thị Hà sau 2 năm đăng quang,
sau những ngày bỏ học, bỏ quê nhà vào TP.Hồ Chí Minh sinh sống, những ngày thay
số điện thoại, đổi chỗ ở khiến BTC phải nhờ công an về quê Hà điều tra, tìm hiểu…
giờ đã hoàn toàn hết nét ngây thơ, trong sáng, vẻ đẹp thuần khiết của một cô bé
dân tộc Nùng đã chinh phục BGK ngày nào.
Cái
vẻ bề ngoài, thôi thì cùng với thời gian, với sự khắc nghiệt của những ngày tham
gia showbiz, cũng có thể phải mất đi, nhưng điều đáng buồn hơn là sự mất đi của
một phẩm chất Hoa hậu. Hà đã từng là Hoa hậu, đã đăng quang và đã nhận trọng
trách một Hoa hậu của mình. Trọng trách đó là gì, là cống hiến cho xã hội, là
tham gia các hoạt động đồng hành với cuộc thi với tư cách là Hoa hậu, trong đó,
có cả những việc cần phải làm và nên làm như gặp nhà tài trợ, Mạnh Thường Quân,
vận động thí sinh… những việc mà Hà coi là “không rõ mục đích” nên đã không làm
trong suốt 2 năm sau khi đăng quang. Biết nói gì bây giờ nhỉ, nói gì về cái lý
do Hà đưa ra để bào chữa cho việc mình không đồng hành cùng cuộc thi và cũng là
lý do khiến Hà trả vương miện. Một cô Hoa hậu, đăng quang sau một cuộc thi, phải
đâu để được hưởng vinh hoa, phú quý, để được sung sướng, giàu có? Xã hội có cần
một Hoa hậu- một đại diện của nhan sắc như vậy không? Lẽ nào lại là có?
Thế thì tại
sao, lại cứ “dung túng” để Hà lên hết báo nọ, đài kia nói chuyện tham gia các
hoạt động với cuộc thi là “bị lạm dụng”, là “không rõ mục đích”, để Hà “tố khổ”
là đi với BTC chỉ được vài triệu bạc, không xứng với danh Hoa hậu- cái danh mà
chính BTC đó đã mang lại cho cô! Và chúng ta đặt ra câu hỏi vì về tư cách của
Hà, khi Hà khoe là mình “đủ sức khoẻ”, “đủ nhiệt tình” để tham gia các hoạt động
xã hội, nhưng vì nó … không rõ mục đích nên không tham gia; rồi sau đó, lại “quay
ngoắt” kể lể rằng: Vì không đủ sức khoẻ nên xin không tham gia đi vận động thí
sinh trong cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2013 (một hoạt động cũng…
không rõ mục đích?) và đó chính là nguyên nhân dẫn tới lá đơn xin trả danh hiệu?
Phải chăng, mục đích đồng hành cùng cuộc thi, mục đích đi vận động những thiếu
nữ dân tộc, chân chất, rụt rè, còn chưa được xã hội biết tới nhiều, được xuất
hiện trên sân khấu, được toả sáng, được hoà trong tinh thần đoàn kết các dân tộc,
được thể hiện bản sắc dân tộc mình- như Hà đã từng được hát điệu “Nàng Ới” trên
sân khấu cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011, không phải là điều đáng phải
quan tâm của người đã từng là Hoa hậu này? Phải chăng, Hà đã quên quá nhanh lý
do mình đến với cuộc thi, lý do mình trở thành Hoa hậu, và cũng là lý do mà
UBDT và Công ty CIAT đã quyết tâm tổ chức cuộc thi, với sự đồng thuận của Chính
phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch?
Thật
sự xót xa hơn nữa khi Hà lên ti vi, xưng xưng khoe mình xinh đẹp, rồi đổ tội
cho các thí sinh thành phố ghét mình, nói xấu mình. Một cô Hoa hậu phát ngôn
như vậy, có đáng tầm Hoa hậu không?
Buồn
làm sao với tư cách và nhân phẩm của Hoa hậu- cái danh vốn đã luôn khiến dư luận
phải “mệt mỏi” về những chuyện lùm xùm rồi. Buồn làm sao với những lời thú nhận
bồng bột, nông nổi, không suy nghĩ chín chắn của Hà. Có nên chăng kết luận rằng
vì sự bồng bột, nông nổi, phải gọi là nông cạn ấy của Hà, mà cô mới quyết định
lên truyền thông, “bới móc” về cuộc thi, về những người sau lưng cô vẫn nhắn
tin là em tôn trọng chị, em cám ơn chị cho em ngày hôm nay… chỉ để tạo danh tiếng
cho mình. Cái danh tiếng chỉ như bong bóng, không biết sẽ phập phồng được bao
ngày là nổ. Cái danh tiếng mà vì nó, Hà đã bất chấp quá nhiều, chịu để mất mình
quá nhiều, chỉ với một mục tiêu nổi tiếng, cát xê cao, đóng phim này nọ.
Chuyện
của Triệu Thị Hà, một lần nữa khiến dư luận lại thêm “nản” với cái danh Hoa hậu,
với những con người chỉ cần được lên tới đỉnh vinh quang là tự thả lỏng bản
thân, quên mất việc cần phải trau dồi để mình hoàn thiện hơn nữa.
Chuyện
của Hà, cũng khiến nhiều người cực đoan nói nên dẹp cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc,
bởi những Hoa hậu sau khi đăng quang không biết là để phục vụ mục đích gì. Chuyện
này là sai lầm, Hoa hậu sau khi đăng quang phục vụ mục đích gì là do chính bản
thân Hoa hậu ấy quyết định, tốt đẹp hay tệ hại đi cũng chính là nhân cách của
Hoa hậu ấy quyết định, BTC chỉ là một phần thôi. Thì đấy, dù BTC có yêu cầu, có
mong muốn Hoa hậu đồng hành tham gia các hoạt động từ thiện, mà Hoa hậu trốn,
Hoa hậu bỏ, thì cũng lấy cái “luật” nào để xử đây? Chuyện Hoa hậu, xem ra, vẫn
rối thật là rối!
Chử
Thị Minh Ngọc
(Hà
Nội)