Đại hội IACAPAP lần đầu tiên sẽ được tổ chức theo hình thức ảo từ ngày 2 đến 4/12/2020

SINGAPORE – Media OutReach  – Lần đầu tiên trong lịch sử 83 năm của mình, Hiệp hội Quốc tế về Khoa học tâm thần trẻ em và vị thành niên và các nghề đồng minh (International Association for Child and Adolescent Psychiatry and Allied Professions – IACAPAP) tổ chức đại hội thường kỳ (hai năm một lần) theo hình thức ảo. Theo dự kiến ​​ban đầu, đại hội lần thứ 24 của IACAPAP diễn ra tại Singapore, song do đại dịch COVID-19, nên sẽ được tổ chức theo hình thức ảo từ ngày 2 đến 4 tháng 12 năm 2020.

Hơn 300 chuyên gia trong ngành tâm thần và các nhà khoa học sẽ trình bày hơn 200 bài thuyết trình kéo dài hơn 180 giờ về các nghiên cứu và xu hướng mới nhất trong lĩnh vực tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên.

Phó giáo sư Say How ONG, Chủ tịch Đại hội Thế giới IACAPAP năm 2020 và Cố vấn Trưởng & Cao cấp Khoa Tâm thần phát triển tại Viện Sức khỏe Tâm thần Singapore cho biết: “Chúng tôi sẽ tổ chức đại hội theo chủ đề “Bắt đầu từ đầu – đặt nền tảng cho sức khỏe tâm thần suốt đời” để phản ánh tầm quan trọng của việc can thiệp sớm ở giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên để mọi người có sức khỏe tâm thần tốt hơn trong suốt cuộc đời”

Ông Say How ONG cho biết thêm: “Trẻ em là trụ cột trong tương lai của chúng ta và đáng được chúng ta quan tâm và đầu tư để đối tượng này có thể có cuộc sống lành mạnh và đóng góp một cách có ý nghĩa. Do tình trạng sức khỏe tâm thần khởi phát thường xảy ra ở tuổi vị thành niên; và những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu làm tăng thêm rủi ro cho con em chúng ta phát triển các rối loạn tâm thần sau này trong cuộc đời của chúng, nên điều quan trọng là chúng ta phải xác định rõ và can thiệp càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp trẻ em tạo nền tảng để phát triển các kỹ năng xử lý các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc giảm tác động suy nhược của các rối loạn tâm thần mà chúng có thể gặp phải sau này trong cuộc sống”.

Những hoạt động chính và những điểm nổi bật của Đại hội IACAPAP năm 2020

Bài phát biểu chính và các bài thuyết trình tại các phiên họp toàn thể của Đại hội sẽ tập trung vào các cách cải thiện việc thực hành chăm sóc và điều trị sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên.

Giáo sư Michael Meaney sẽ có bài phát biểu chính tại Đại hội IACAPAP năm 2020. Nổi tiếng với những nghiên cứu sâu rộng về sự tương tác của gen và môi trường đối với chức năng não, ông hiện là giám đốc của chương trình Khoa học Thần kinh Dịch (Translational Neuroscience tại Viện Khoa học Lâm sàng Singapore; là Giáo sư Nhi khoa tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Giáo sư Y khoa James McGill tại Đại học McGill. Trong bài phát biểu chính của mình có tiêu đề “Developmental Processes & Epigenetics” (tạm dịch Quá trình phát triển & di truyền học biểu sinh”, ông sẽ nói về những cách mà chúng ta có thể tích hợp kiến ​​thức hiện tại của mình trong khoa học sinh học để xác định những trẻ em tiếp xúc với các điều kiện môi trường dự đoán có nguy cơ hoặc dễ bị rối loạn tâm thần.

Tại phiên họp toàn thể, Tiến sĩ James Hudziak sẽ phát biểu về “Building healthy brains through promoting healthy families” (tạm dịch: “Xây dựng bộ não khỏe mạnh thông qua việc thúc đẩy gia đình khỏe mạnh”), tập trung vào khoa học thần kinh về tác động của sự căng thẳng, stress đến cấu trúc của não đang phát triển và cách giúp gia đình có thể cải thiện môi trường và khả năng đối phó với stress của trẻ em trong cuộc sống và giúp trẻ em xây dựng một bộ não khỏe mạnh. Tiến sĩ James Hudziak được giới chuyên môn quốc tế biết đến với công trình nghiên cứu về di truyền tâm thần học và hình ảnh thần kinh phát triển của hành vi trẻ em và thanh thiếu niên, đồng thời là người sáng tạo ra Phương pháp Tiếp cận Vermont dựa trên gia đình.

Tiếp đến, trong phiên toàn thể tiếp theo, Giáo sư Michael Hong, một chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực tâm thần học trẻ em ở Hàn Quốc, sẽ trình bày về ý nghĩa lâm sàng của những khác biệt văn hóa giữa Đông và Tây. Bài phát biểu có tiêu đề: “Clinical implications of the East-West cultural differences in Asian countries; does it really matter?” (tạm dịch: “Những ảnh hưởng về lâm sàng của sự khác biệt văn hóa Đông Tây ở các nước châu Á; điều này có thực sự quan trọng không?”. Ông cũng sẽ giải thích lý do tại sao việc đưa văn hóa truyền thống và định hướng giá trị bắt buộc vào chương trình đào tạo cũng như các nỗ lực phối hợp để dạy một nền tâm lý học cân bằng giữa phương Đông và phương Tây nên được khuyến khích.

“Emotionally dysregulated children: who are they, what happens to them, and what can we do about them?” (tạm dịch :”Trẻ em bị rối loạn điều chỉnh cảm xúc: họ là ai, điều gì xảy ra với họ và chúng ta có thể làm gì với họ?” là chủ đề của bài thuyết trình tại phiên họp toàn thể của Tiến sĩ Gabrielle Carlson, người đã viết hơn 275 bài báo và sách về các hiện tượng và phương pháp điều trị chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên và rối loạn lưỡng cực. Bài trình bày của bà sẽ đề cập đến các phương pháp điều trị hiện tại và kết quả cho những trẻ mắc các chứng rối loạn này.

Giáo sư Valsamma Eapen là Chủ tịch Khoa Tâm thần trẻ sơ sinh, Trẻ em và Vị thành niên tại Đại học UNSW Sydney (Australia), Trưởng Đơn vị Học thuật của Khoa Tâm thần Trẻ em Tây Nam Sydney (AUCS), và Giám đốc Đơn vị chăm sóc sức khỏe trẻ em BestSTART Tây Nam Sydney. Báo cáo có tựa đề: “Early life determinants of health” (tạm dịch: “Các yếu tố quyết định sức khỏe đầu đời”) của bà bàn về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các yếu tố quyết định sức khỏe đầu đời để phá vỡ chu kỳ bất lợi trong dài hạn và giữa các thế hệ. Với sự tập trung đặc biệt vào các rối loạn hành vi và phát triển thần kinh của thời thơ ấu, cả các yếu tố quyết định sinh học và xã hội cũng như sự tương tác của chúng theo kiểu tích lũy sẽ được thảo luận như là mục tiêu cho sự chuyển đổi sinh lý xã hội của hệ thống y tế.

Tiến sĩ Daniel Fung, Chủ tịch IACAPAP và Chủ tịch Hội đồng Y khoa tại Viện Sức khỏe Tâm thần Singapore sẽ kết thúc Đại hội với tham luận Gerald Caplan. Với chủ đề “Starting small: developing child centric mental health policies” (tạm dịch: “Bắt đầu từ việc nhỏ: phát triển chính sách sức khỏe tâm thần lấy trẻ em làm trung tâm”), bài tham luận sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những cân nhắc nhiều mặt, khi xây dựng chính sách sức khỏe tâm thần lấy trẻ em làm trung tâm, với Singapore là một ví dụ minh họa.

ĐẠI HỘI IACAPAP NĂM 2020 – CHƯƠNG TRÌNH

Ngày thứ nhất — 2/12/2020 (Giờ Singapore = giờ GMT+8)

0800 — 0830    Lễ khai mạc
0830 — 0930    Bài phát biểu chính: Michael Meaney: Quá trình phát triển & di truyền học biểu sinh (epigenetics)
0930 — 1015     Phiên họp toàn thể 1: Valsamma Eapen: “Các yếu tố quyết định sức khỏe đầu đời”
1015 — 1115    Các phiên họp chuyên đề 1 — 11
1115 — 1145    Hội nghị chuyên đề về nhà tài trợ
1145 — 1200    Giải lao
1200 — 1300    Các phiên họp chuyên đề 12 — 23
1300 — 1315    Giải lao
1315 – 1400      Bài tham luận 1 Christel Maria Middeldorp: Tâm thần học trong suốt vòng đời: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của các triệu chứng thời thơ ấu và vị thành niên
Bài tham luận 2 Rebecca Ang: Điểm nghịch lý trong giấy giới thiệu khám bênh (từ bác sĩ đa khoa chuyển cho bác sĩ chuyên khoa): Tăng cường hỗ trợ cho trẻ em và thanh thiếu niên có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần
Bài tham luận 3 Kim Bung-Nyun: Hiểu biết mới về hiện tượng rối loạn phát triển thần kinh: Tương tác gen và môi trường
Bài tham luận 4 Takuya Saito: Hiện tượng siêu quét (Hyperscanning) trong giao tiếp xã hội  
1400 — 1445    Phiên họp toàn thể 2: Eric Chen Phát hiện các rối loạn tâm thần nổi bật ở thanh niên: Mô hình can thiệp sớm trong rối loạn tâm thần và sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên
1445 — 1530     Phiên họp toàn thể 3: Michael Hong “Những ảnh hưởng về lâm sàng của sự khác biệt văn hóa Đông – Tây ở các nước châu Á; điều này có thực sự quan trọng không?
ĐẠI HỘI IACAPAP NĂM 2020 — CHƯƠNG TRÌNH

Ngày thứ hai — 3/12/2020 (Giờ Singapore = GMT+8)

2100 — 2145    Phiên họp toàn thể 4: Gabrielle Carlson “Trẻ em bị rối loạn điều chỉnh cảm xúc: họ là ai, điều gì xảy ra với họ và chúng ta có thể làm gì với họ?”
2145 — 2230    Phiên họp toàn thể 5: James Hudziak “Xây dựng bộ não khỏe mạnh thông qua việc thúc đẩy gia đình khỏe mạnh”
2230 — 2245    Giải lao
2245 — 2345    Các phiên họp chuyên đề 1 — 12
2345 — 0015 (ngày 4/12)    Hội nghị chuyên đề về nhà tài trợ
0015 — 0030 (ngày 4/12)    Giải lao
0030 — 0130 (ngày 4/12)    Các phiên họp chuyên đề 13 — 24
0130 — 0145 (ngày 4/12)    Giải lao
0145 — 0230 (ngày 4/12)    Bài tham luận 5 Myrna M. Weissman: 30 năm nghiên cứu các gia đình có nguy cơ bị trầm cảm
Bài tham luận 6 Robert Hendren: Tăng cường khả năng phát triển thần kinh từ giai đoạn thụ thai đến trưởng thành
Bài tham luận 7 Andria Amador: Vai trò của trường học trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Bài tham luận 8 Karl Tomm: Câu hỏi chung trong phỏng vấn lâm sàng
Bài tham luận 9 Paul Plener: Tự gây thương tật không do tự tử: Một trạng thái bình thường mới hay một đại dịch?
0230 — 0315( (ngày 4/12)    Phiên họp toàn thể 6: Guilherme V. Polanczyk Thúc đẩy phát triển và phòng ngừa rối loạn tâm thần
ĐẠI HỘI IACAPAP NĂM 2020 — CHƯƠNG TRÌNH

Ngày thứ ba — 4/12/ 2020 (Giờ Singapore = GMT+8)

1600 — 1645    Phiên họp toàn thể7: Olayinka Omigbodun
1645 — 1745    Các phiên họp chuyên đề 1 — 12
1745 — 1800    Giải lao
1800 — 1900    Các phiên họp chuyên đề 13 — 24
1900 — 1930    Hội nghị chuyên đề về nhà tài trợ
1930 — 1945    Giải lao
1945 — 2030    Bài tham luận 10 Kai von Klitzing: Tâm thần học đối với trẻ sơ sinh và can thiệp tâm lý trị liệu trong thời thơ ấu
Bài tham luận 11 Christina Schwenck: Chứng bệnh câm (Mutism) có chọn lọc: chúng ta đã học được những gì cho đến nay?
Bài tham luận 12 Cecilia Essau: Những thách thức và cơ hội trong việc điều chỉnh các can thiệp dựa trên bằng chứng để ngăn ngừa chứng lo âu và trầm cảm của thanh thiếu niên qua các nền văn hóa
2030 — 2045     Giải lao
2045 — 2145    Bài tham luận Gerald Caplan: Daniel Fung: Chính sách về Sức khỏe tâm thần Trẻ em và Vị thành niên
Diễn văn bế mạc

Thông tin về các nhà tổ chức

Hiệp hội Quốc tế về Khoa học Tâm thần trẻ em và vị thành niên và các nghề đồng minh (International Association for Child and Adolescent Psychiatry and Allied Professions – IACAPAP) có sứ mệnh là vận động cho việc thúc đẩy sức khỏe tâm thần và sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên thông qua chính sách, cách thức thực hành và nghiên cứu. IACAPAP cũng thúc đẩy việc nghiên cứu, điều trị, chăm sóc và phòng ngừa các rối loạn tâm thần, cảm xúc và khuyết tật liên quan đến trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình của họ, nhấn mạnh vào sự hợp tác giữa các ngành tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên, tâm lý học, công tác xã hội, nhi khoa, y tế công cộng, điều dưỡng, giáo dục, khoa học xã hội và các ngành khác có liên quan. www.iacapap.org.

Các mạng xã hội

Website: www.iacapap2020.org 

Facebook: https://www.facebook.com/IACAPAP

Twitter: @IacapapE

Viện Sức khỏe Tâm thần (Institute of Mental Health – IMH) là cơ sở chăm sóc tâm thần cấp đại học duy nhất ở Singapore. Từ khuôn viên rộng 23 ha của mình, IMH cung cấp một loạt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, phục hồi và trị liệu đa ngành và toàn diện trong các cơ sở dựa vào bệnh viện và cộng đồng. Bệnh viện có quy mô 2.000 giường nhằm đáp ứng nhu cầu của ba nhóm bệnh nhân – trẻ em và thanh thiếu niên, người lớn và người già. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ lâm sàng, IMH còn dẫn đầu trong việc nghiên cứu sức khỏe tâm thần và đào tạo thế hệ tiếp theo của các chuyên gia sức khỏe tâm thần tại Singapore. www.imh.com.sg.

Bộ phận Tâm thần học trẻ em được thành lập trực thuộc Trường đào tạo các nhà tâm thần học Singapore. Mục tiêu nhằm thúc đẩy sức khỏe tâm thần và phát triển việc điều trị và chăm sóc tốt hơn các vấn đề tinh thần và cảm xúc ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bộ phận Tâm thần học trẻ em cũng là công cụ trong việc phát triển các hướng dẫn thực hành tốt nhất để quản lý và điều trị bệnh tâm thần. Năm 2014, tài liệu hướng dẫn thực hành lâm sàng về Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder – ADHD) đã được xuất bản bởi Hội Bác sĩ tâm thần / Học viện Y khoa và Bộ Y tế Singapore. Tài liệu nhằm mục đích giúp các chuyên gia hiểu được các phương pháp điều trị ADHD dựa trên bằng chứng hiện có và lập kế hoạch điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên mắc ADHD. www.ams.edu.sg/colleges/psychiatrists/home.

Thông tin về đối tác bảo trợ thông tin – Media OutReach Newswire

Media OutReach Newswire được thành lập tại Hồng Kông vào năm 2009. Media OutReach là một công ty công nghệ phân phối các thông cáo báo chí đa phương tiện, đa ngôn ngữ trực tiếp cho các nhà báo mục tiêu và tự động hóa quy trình báo cáo. Dịch vụ phát hành báo chí của Media OutReach hỗ trợ các cơ quan quan hệ công chúng (PR), xã hội và kỹ thuật số, khi công ty đi tiên phong trong việc thay đổi dịch vụ phân phối của mình bằng cách đảm bảo đăng tin tức trực tuyến trên các phương tiện thông tin xác thực.

Từ Hồng Kông, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động trên toàn khu vực và quốc tế với các văn phòng tại Singapore, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản và các đối tác đại lý quốc tế tại Mỹ và châu Âu. Hiện nay, Media OutReach đã phát triển trở thành newswire toàn cầu đầu tiên được thành lập ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và duy nhất có mạng lưới phân phối của riêng mình trên 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Media OutReach được xây dựng dựa trên ba trụ cột của giá trị cốt lõi: quan tâm đến khách hàng của công ty vì hiệu suất là trọng tâm cho thành công của chính công ty; quan tâm đến mọi người thúc đẩy công ty tiến lên như một doanh nghiệp; quan tâm đến cộng đồng của công ty cho phép công ty đền đáp trả lại.

Để biết thêm thông tin về Media OutReach, hãy truy cập https://www.media-outreach.com/.

Media OutReach Corporate News
Chubb Life Việt Nam trao tặng hơn 15.000 chiếc áo ấm cho trẻ em vùng lũ
Chubb Life Việt Nam trao tặng hơn 15.000 chiếc áo ấm cho trẻ em vùng lũ

Tháng 11/2020, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life Việt Nam) thực hiện chương trình vì cộng đồng mang tên “Chubb Life Việt Nam - Ấm tình miền Trung” trao tặng hơn 15.000 chiếc áo ấm cho trẻ em tại 12 tỉnh thành miền Trung chịu thiệt hại nặng nề từ các đợt lũ chồng lũ trong tháng 10 vừa qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN