Tính toán lại các xã đồng bằng sông Cửu Long được ưu tiên vốn xây dựng nông thôn mới

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bổ sung 1.244 xã của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vào nhóm các đối tượng được ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Tiếp tục phiên họp thứ 7, sáng nay 21/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc cho phép áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đối với các xã vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn(NN&PTNT) Hoàng Văn Thắng cho biết, theo nguyên tắc ưu tiên phân bổ được quy định tại Nghị quyết số 65/2013/QH13 của Quốc hội về việc phát hành bổ sung và phân bổ vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, các xã vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng thuộc nhóm đối tượng được ưu tiên phân bổ vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội thì các xã vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa được đưa vào đối tượng được tiếp tục ưu tiên phân bổ vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng phát biểu.

Để các xã vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến 2020, bình quân toàn vùng có khoảng 51% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016), trên cơ sở ý kiến thống nhất của tất cả các thành viên Chính phủ, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét bổ sung 1.244 xã (trong đó có 544 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đặc biệt khó khăn) thuộc 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (không bao gồm 36 xã của thành phố Cần Thơ, là địa phương tự cân đối được ngân sách)vào nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương. Đây là những xã nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, điển hình của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, nếu đưa tất cả những xã này vào diện ưu tiên thì quá nhiều, dễ gây chồng chéo, vì vậy chỉ nên bổ sung 961 xã, với những xã đã đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, đề xuất bổ sung là cần thiết, nhưng Bộ NN&PTNT đề nghị bổ sung trên 1.244 xã vào diện ưu tiên vốn, nhưng thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng chỉ là 961 xã thì đã thống nhất với nhau chưa, để sau này lại đề xuất bổ sung thêm. Do đó cần kiểm tra lại.

Đồng quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, sẽ tạo ra sự chồng chéo trong vấn đề này nếu đề xuất bổ sung số lượng lớn xã như trên. Vì hiện đã có 544 xã đã nằm trong diện ưu tiên rồi, 261 xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, "Vì thế số xã bổ sung phải thấp hơn rất nhiều so với con số Bộ NN&PTNT đưa ra, chỉ khoảng 400 xã. Do đó cần phải tính toán kỹ", Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Theo các đại biểu, mặc dù hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, tình trạng xâm ngập mặn ngày càng lo ngại. Nơi này, kể cả những xã đã hoàn hành xây dựng nông thôn mới nên vẫn phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn cần phải tính toán lại, không chỉ căn cứ vào Nghị quyết số 100/2015/QH13 mà cần nhìn nhận vấn đề của cả vùng. 

Trước nhiều ý kiến còn chưa thống nhất về tổng số xã sẽ được áp dụng hệ số đặc thù ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cũng như suất đầu tư là bao nhiêu, kết thúc phiên họp sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu: "Cần làm rõ xã nào thực sự cần hỗ trợ, đề nghị không thay đổi tiêu chí, chỉ là phân bổ thêm" và "Giao cho Ủy ban Tài chính Ngân sách, Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu, tính toán lại rồi báo cáo Quốc hội".

Xuân Phong
Côn Lôn xây dựng thành công nông thôn mới
Côn Lôn xây dựng thành công nông thôn mới

Bằng sự nỗ lực, quyết tâm của chính quyền, nhân dân cùng những cách làm sáng tạo, sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Côn Lôn, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN