Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:

Tháo điểm nghẽn trong thực tế nâng cao hiệu quả đầu tư công    

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Video Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam chia sẻ:

Rút ngắn quy trình từ thực tiễn

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương khẳng định sự cần thiết sửa đổi, bổ sung dự án Luật sửa 7 Luật, nhằm vừa tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, bảo đảm công tác quản lý Nhà nước và quản trị xã hội, để không tạo kẽ hở trong trục lợi chính sách.

Với quyết tâm chính trị thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã được thẩm tra kỹ lưỡng theo quy trình rút gọn. Vì vậy, yêu cầu bổ sung đánh giá tác động, những chính sách nào đặc thù, vượt trội cần được tách ra, quy định rõ ràng vào điều áp dụng pháp luật. Quốc hội cũng quyết tâm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để tháo gỡ khó khăn, nhưng chỉ quy định những vấn đề đã rõ và được đa số đại biểu Quốc hội đồng thuận cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần rà soát các điều khoản đề nghị sửa đổi, bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp, tuân thủ khoản 3 Điều 12 và Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho biết: "Luật Ngân sách Nhà nước cho phép địa phương sử dụng ngân sách để thực hiện đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng thuộc ngân sách cấp trên, thực hiện trực tiếp ở địa phương và hỗ trợ địa phương khác thực hiện là hợp lý". 

Giải quyết hạn chế trong tổ chức thực hiện

Liên quan đến Luật Ngân sách Nhà nước, Đại biểu Trần Văn Tuấn, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang nêu rõ, theo Khoản 2, Điều 52 quy định các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án mới phải đảm bảo thời gian, bố trí vốn thực hiện dự án nhóm a không quá 6 năm, nhóm b không quá 4 năm, nhóm c không quá 3 năm. Trường hợp không đáp ứng được thời gian nêu trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng ngân sách Trung ương, hỗ trợ nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện với các dự án địa phương.

Video Đại biểu Trần Văn Tuấn, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang chia sẻ:

Theo đại biểu Trần Văn Tuấn, số lượng dự án sử dụng ngân sách địa phương bao gồm, tỉnh, cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện hàng năm khá lớn. Trong khi cấp tỉnh không trực tiếp quản lý các dự án nguồn vốn ngân sách cấp huyện, xã. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương kinh tế hạn chế, gặp khó khăn về nguồn thu, dẫn đến khó đảm bảo cân đối nguồn vốn bố trí triển khai theo tiến độ phê duyệt.

Bên cạnh đó, đã có nhiều dự án cần điều chỉnh thời gian bố trí vốn phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn. Mặc khác, việc HĐND cấp tỉnh không được phân cấp cho HĐND cấp huyện, xã thực hiện nội dung này, dẫn đến quá tải công việc với cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công, kéo dài thời gian bố trí vốn thuộc thẩm quyền cấp quyết định sử dụng vốn. Đây là hai nội dung độc lập, nhưng thứ tự chưa được quy định cụ thể.   

Còn Đại biểu Đinh Thị Phương Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đồng tình với Báo cáo thẩm tra, trường hợp đặc biệt, đề xuất phương án Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm quyền xem xét, bổ sung danh mục trong thời gian giữa hai kỳ họp, đồng thời với việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho các dự án và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Đảm bảo nguyên tắc Hiến định, Quốc hội quyết định ngân sách, Đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc tổng mức đầu tư Quốc hội được giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giữa hai kỳ họp. Về việc bổ sung điểm d khoản 5 điều 19 Luật Ngân sách Nhà nước cần cân nhắc, nhằm tránh việc luật hoá những vấn đề về ngân sách có nguyên nhân xuất phát từ hạn chế trong tổ chức thực hiện, gây lãng phí trong thời gian qua.

Lê Vân/Báo Tin tức
Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công
Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN