Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật.

Chú thích ảnh
Cán bộ Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An (thuộc Bộ LĐ-TBXH) hướng dẫn trẻ em và người lớn khuyết tật vận động tại phòng phục hồi chức năng. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Mục đích của Kế hoạch nhằm tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác người khuyết tật; xác định toàn diện các nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể, khả thi, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bộ, ngành, địa phương), tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Chỉ thị số 39-CT/TW.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước và tình hình thực tế, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, thực chất, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp.

Những nhiệm vụ và giải pháp mà Kế hoạch đặt ra là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ trợ giúp người khuyết tật; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của người khuyết tật; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng; đẩy mạnh xã hội hóa công tác người khuyết tật, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp người khuyết tật…

Trong đó, các cơ quan liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, đi lại; xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội, góp phần tăng nhanh số lượng người khuyết tật tham gia mạng lưới an sinh xã hội; đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật…

TTXVN/Báo Tin tức
Cần lồng ghép chính sách trợ giúp người khuyết tật vào chiến lược phát triển bền vững
Cần lồng ghép chính sách trợ giúp người khuyết tật vào chiến lược phát triển bền vững

Ngày 3/12, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12 hằng năm) và quán triệt Chỉ chị số 39/CT/TW ngày 1/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác Người khuyết tật.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN