Video đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Tỉnh đoàn Kon Tum chia sẻ về vai trò của thanh niên khởi nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số:
Đó là những sản phẩm được đoàn viên thanh niên gây dựng từ nguồn nguyên liệu địa phương, thân thiện với môi trường. Từ sản phẩm nông nghiệp truyền thống, thanh niên đã biết ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi số để đưa sản phẩm hội nhập. Nhiều sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường và tạo việc làm cho lao động địa phương. Một số mô hình của thanh niên đi theo hướng từ "sinh kế sang sinh thái" đã thành công.
Những ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo của thanh niên cũng rất ấn tượng. Khách tham quan được giao lưu, trò chuyện với 4 robot Trí nhân, có tính năng hỏi đáp tương tác với người dùng. Khi được hỏi, robot sẽ trả lời về lịch sử của Đoàn, các chương trình hành động cách mạng lớn của Đoàn trong các thời kỳ và các thông tin xoay quanh Đại hội Đoàn.
Dưới đây là một số hình ảnh của các sản phẩm:
Thanh niên giao lưu về các sản phẩm khởi nghiệp tại cụm đoàn Tây Nguyên.
Sản phẩm Tumorong - một thương hiệu của đoàn viên thanh niên Tỉnh đoàn Kon Tum đã có chỗ đứng ở thị trường.
Sản phẩm khởi nghiệp từ gỗ của đoàn viên cụm đoàn Tây Bắc.
Anh Đặng Thế Truyền (Cam Lâm, Khánh Hoà) khởi nghiệp từ quả xoài ở vùng Cam Lâm. Sản phẩm xoài sấy Cam Lâm được đưa ra thị trường tháng 4/2022 đã nhận được phản hồi tốt từ các hội chợ, cũng như nhiều đơn đặt hàng từ địa phương khác.
Tại một số cụm đoàn, các sản phẩm chuyển đổi số thu hút nhiều đoàn viên tìm hiểu.