Rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác cán bộ tại Bộ Công Thương

Ngày 14/11, tại buổi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Công thương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ giải trình rõ về cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Thừa nhận công tác cán bộ làm còn chưa tốt

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ Thủ tướng đã giao cho Bộ Công Thương phải chủ động tái cơ cấu trong nội bộ ngành. Hiện Bộ có 30 vụ, cục, 32 trường đại học, cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty, với số lượng công chức, viên chức và người lao động rất lớn. Vấn đề cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các đơn vị trực thuộc cần phải được xem xét, nhất là về tinh giản biên chế. Thời gian qua, công tác tiếp nhận, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển tại Bộ có nhiều vấn đề, cần nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm sâu sắc từ nhiệm kỳ trước.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm với Bộ Công Thương ngày 14/11. Ảnh: TTXVN

“Trong bối cảnh bộ có những vấn đề, phải xác định trong lúc này sự đoàn kết

Thống nhất quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là phải tái cơ cấu tổ chức đi đôi với nâng cao chất lượng và kiện toàn đội ngũ cán bộ cả về thể chế, bộ máy tổ chức của Bộ. “Nhưng cần hiểu đúng, không sẽ dẫn đến dư luận cho Bộ Công Thương là một điển hình khuôn mẫu của bộ quan liêu, bộ máy cồng kềnh, phức tạp, không hiệu quả” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.

nhất trí của nội bộ lãnh đạo các cơ quan, đặc biệt là cán bộ cục, vụ có vai trò rất quan trọng, sát cánh cùng lãnh đạo Bộ quyết tâm vượt qua giai đoạn khó khăn về tư tưởng, về nhận thức, về cách làm để đổi mới, mục tiêu là xây dựng và giữ vững được truyền thống đơn vị. Làm sao ổn định tình hình, đừng đặt vấn đề vì thế mà không dám làm, làm trên cơ sở năng động, quyết liệt, cộng sự với lãnh đạo Bộ quyết tâm thực hiện tốt trọng trách được giao” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.


Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết đây là bài học sâu sắc, ý nghĩa đối với Bộ. Hàng loạt công việc đã được rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch, Bộ sẽ sớm triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Đoàn công tác Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Bộ trưởng thừa nhận lưu ý của Thủ tướng về những diễn biến, biểu hiện cụ thể trong công tác quy hoạch, từ quy hoạch, quản lý quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, điều động, tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển có nhiều trường hợp chứng minh công tác cán bộ chưa làm tốt. Bộ ghi nhận và sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Sẵn sàng giải thể các trường

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương là 8 bộ hợp nhất lại, 32 trường là của tất cả 8 bộ và Bộ phải quản lý hệ thống các trường của 8 bộ ngành đó, chưa kể trường của các tập đoàn Chính phủ cũng giao về Bộ quản lý. Đây là câu chuyện của lịch sử. Bộ đã có đề án tái cơ cấu, song, Bộ trưởng cho biết không dễ gì giải tán các trường này vì là trường đào tạo cơ bản về công nghệ, công nghiệp, cần cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ đã sẵn sàng tính tới phương án xã hội hóa theo hướng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo theo những tiêu chí chung và khung quản lý chung của Nhà nước; tạo cơ chế tự chủ và không có bộ chủ quản.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng bày tỏ cái khó khi giải tán các trường liên quan bởi nó đến việc tiếp tục đào tạo nhân lực một số ngành lĩnh vực mà xã hội không thể làm, việc giải quyết việc làm, chế độ cho cán bộ, giáo viên. “Chuyển cho địa phương, cho bộ, ngành, chúng tôi sẵn sàng, nhưng mảng khung pháp lý, tổ chức thực hiện, cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phối hợp thực hiện, đây là những việc lớn,… Chúng ta phải có trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm đối với nền kinh tế của đất nước” – Bộ trưởng bày tỏ.

Khẳng định quyết tâm sắp xếp lại hệ thống các trường, Bộ trưởng cho biết trước mắt, Bộ đã cho 4 trường thực hiện cơ chế tự chủ. Sắp tới, Bộ sẽ tiếp tục sáp nhập một số trường trên cơ sở đánh giá đúng năng lực và nhu cầu, bàn tính các phương án chuyển đổi, chuyển cho các địa phương, bộ, ngành khác có điều kiện khách quan phù hợp, thậm chí những trường không còn nhu cầu, không còn phù hợp, Bộ sẵn sàng giải thể nhưng phải giải quyết một cách thỏa đáng chính sách cho con người cũng như các vấn đề về xã hội.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ làm quyết liệt vấn đề tái cơ cấu cán bộ đồng bộ, chắc chắn sẽ là Bộ đi đầu trong các cơ quan của Chính phủ về việc tái cơ cấu có hiệu quả và phù hợp bộ máy tổ chức. Đồng bộ với đó là cải cách hành chính, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kể cả khung pháp lý cũng như về thể chế, con người.

Nghiêm túc kiểm điểm, sai ở đâu sửa ở đó 

Về một số thông tin nói rằng trong công tác cán bộ của Bộ Công Thương có sự buông lỏng trong nhiều lĩnh vực, Bộ trưởng khẳng định điều đó đúng trong một số trường hợp nhưng không phải là phổ biến, không phải chung trong cả hệ thống cán bộ của Bộ. Cả hệ thống đang làm rất tốt, những thành tựu của ngành không phải là nhỏ, nếu không có đội ngũ cán bộ tốt, không làm được điều đó. Nếu có thì chỉ có trong một vài trường hợp mà Bộ đang phải giải quyết. 

“Sai ở đâu, chúng ta phải sửa ở đó, thiếu sót ở đâu, chúng ta phải bổ sung ở đó, thậm chí tồn tại bất cập ở đâu, chúng ta phải khắc phục ở đó. Đấy là quan điểm rất rành mạch. Tập thể ban cán sự Đảng của Bộ Công Thương đã rất nghiêm túc và cầu thị trong kiểm điểm theo sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và chúng tôi không chỉ dừng ở kiểm điểm, ở tự nhận hình thức kỷ luật mà ở trong những phương án khắc phục”– Bộ trưởng nói.

Đối với ý kiến cho rằng có sự xem xét, điều động cán bộ không phù hợp, Bộ trưởng lý giải do trước kia Bộ có 7 Thứ trưởng, nay chỉ còn 5, trong khi lại quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nếu chỉ quản lý theo chuyên môn đào tạo thì việc khác ai làm? “Lãnh đạo của Bộ, tôi quan niệm, đã là cấp lãnh đạo là tầm chiến lược. Ở vị trí là Thứ trưởng bắt buộc phải được đào tạo trong thực tế và được học hỏi để làm chức năng quản lý nhà nước chứ không thể có chuyện một đồng chí Thứ trưởng mãi mãi làm trong một lĩnh vực được” – Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng khẳng định, trong thẩm quyền của mình, sẽ điều động việc đó và chịu trách nhiệm về việc đó. “Không thể có chuyện bảo là vì cá tính của tôi hay vì quan điểm cá nhân mà tôi điều động như vậy, chúng ta phải rõ ràng, rành mạch và tôi chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc đó” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Liên quan đến việc bổ nhiệm lái xe vào vị trí tham tán thương mại, Bộ trưởng khẳng định chưa có trên thực tế. Chừng nào còn tập thể Ban Cán sự, không thể có chuyện đó, vì nguyên tắc cán bộ của Đảng và chính sách cán bộ của nhà nước, không phải vì người này, người kia. Cũng theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương đang làm hàng loạt quy hoạch cán bộ, sẽ đổi mới về thực chất trong xây dựng quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch, từ quy hoạch nhân sự cho các cơ quan thương vụ nước ngoài cho đến cán bộ quản lý các cấp trong bộ theo đúng tiêu chí, đúng nguyên tắc chung của Đảng và công tác cán bộ của Nhà nước.


Chu Thanh Vân (TTXVN)
Năm 2016, Bộ Công Thương bãi bỏ, đơn giản hóa 39 thủ tục hành chính
Năm 2016, Bộ Công Thương bãi bỏ, đơn giản hóa 39 thủ tục hành chính

Hiện đại hóa hành chính là một trong những mục tiêu được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh trong báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai công tác cải cách hành chính ngành công thương năm 2016.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN