Phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển

Ngày 29/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1267/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển với mục tiêu xác lập lộ trình xây dựng Bộ pháp điển; xác định các điều kiện về thể chế, tổ chức nhân sự, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm tiến độ, chất lượng của Bộ pháp điển theo quy định của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.

Quan điểm chỉ đạo, lộ trình xây dựng Bộ pháp điển phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay và điều kiện của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên pháp điển các chủ đề thuộc các lĩnh vực có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối ổn định, nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, góp phần tạo thuận lợi trong việc tra cứu, áp dụng pháp luật.

Đề án xây dựng Bộ pháp điển sẽ hoàn thành trong thời hạn 10 năm (2014-2023), được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2014-2017), giai đoạn 2 (2018-2020), giai đoạn 3 (2021-2023). Theo đó, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng Bộ pháp điển sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý, bố trí, bổ sung biên chế và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác để thực hiện công tác pháp điển; tổ chức thực hiện pháp điển đảm bảo đúng tiến độ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan.

Bộ tư pháp và các cơ quan thực hiện pháp điển khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như: Hoàn thiện thể chế về công tác pháp điển; bảo đảm nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện công tác pháp điển; tổ chức thực hiện pháp điển đồng bộ các chủ đề của Bộ pháp điển; trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện pháp điển; xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển và phần mềm pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; phổ biến, tuyên truyền kết quả pháp điển.

Về kinh phí xây dựng Bộ pháp điển được sử dụng từ ngân sách nhà nước bố trí cho các cơ quan thực hiện pháp điển hàng năm theo quy định và nguồn hỗ trợ khác của cá nhân, tổ chức, nước ngoài (nếu có); hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan thực hiện pháp điển lập dự toán chi tiết kinh phí bảo đảm cho công tác pháp điển, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.


Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.


TTXVN/Tin tức
Không để nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật
Không để nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật

Trong hai ngày 16-17/7, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN